So sánh đặc điểm giữa công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên

So sánh về đặc điểm giữa 2 loại hình công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên, sự khác nhau về cơ cấu hoạt động tổ chức, vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp, trách nhiệm của thành viên tham gia vào từng loại hình doanh nghiệp có khác nhau không ? Việt Luật đưa đến bảng so sánh để bạn có thể hiểu rõ hơn về hai loại hình công ty tnhh này.

 

so-sanh-dac-diem-cong-ty-tnhh-1-tv-va-cong-ty-tnhh-2-tv-tro-len

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Người góp vốn – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) – Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi
 Cơ cấu tổ chức – Công ty TNHH một thành viên là cá nhân thì có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
– Chủ  sở hữu công ty phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
– Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội  đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
Vốn điều lệ công ty – Vốn điều lệ thì công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ, nếu muốn tăng vốn điều lệ thì chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. – Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì có quyền giảm vốn điều lệ hoặc tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên; Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Trách nhiệm thành viên công ty – Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. – Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Trên đây là những so sánh về đặc điểm của 2 loại hình công ty này, trong trường hợp khách hàng tìm hiểu hay cần hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn những vướng mắc về lựa chọn 1 trong 2 loại hình để tiến hành đăng ký thành lập công ty hay thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tham khảo thêm những thông tin hỗ trợ chúng tôi dưới đây như sau:

loading-thong-tin-viet-luat

chon-ngay-dich-vu-viet-luat

tim-hieu-thanh-lap-doanh-nghiep-viet-luat_0  tu-van-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep

 

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ