Kế toán trưởng chịu trách nhiệm pháp lý và rủi ro như thế nào?

Chế độ kế toán bao gồm các quy định, các hướng dẫn về nghiệp vụ kế toán trong một hoặc một số công việc cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán để tổ chức điều hành bộ máy kế toán đó. Vậy kế toán trưởng phải chịu các trách nhiệm pháp lý và các rủi ro như thế nào?

1. Khái quát chung về kế toán

Theo quy định của Luật Kế toán hiện hành năm 2015 thì kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cơ quan, tổ chức cung cấp các dịch vụ làm kế toán trưởng, kế toán viên, lập các báo cáo tài chính, các tư vấn kế toán hay các công việc khác liên quan đến công tác kế toán khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

– Kế toán viên khi hành nghề kế toán phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật.

– Nhiệm vụ của công tác kế toán bao gồm các hoạt động thu thập, xử lý các thông tin, số liệu kế toán theo đúng nội dung và đối tượng kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; phân tích các số liệu kế toán, tham mưu các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị của đơn vị kế toán và cung cấp các thông tin khi cần thiết theo quy định pháp luật.

Khi tiến hành hoạt động kế toán thì cần phải tuân theo những nguyên tắc kế toán nhất định như:

– Giá trị tài sản phải xác định theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý trong trường hợp có biến động về giá ở thời điểm lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
– Thực hiện các phương pháp và quy định kế toán phải thống nhất trong các kỳ kế toán. Trường hợp thay đổi phương pháp kế toán thì phải được giải trình lý do thay đổi trong báo cáo tài chính kèm theo.
– Phải thu thập các thông tin kế toán một cách khách quan, đầy đủ và đúng các kỳ kế toán mà nghiệp vụ tài chính phát sinh.
– Các báo cáo tài chính được lập và phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền đúng thời hạn, chính xác và kịp thời và phải phản ánh đúng bản chất và hình thức của giao dịch.

2. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của người kế toán trưởng

Khi tiến hành hoạt động kế toán thì kế toán trưởng trước tiên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của người làm kế toán nói chung, bao gồm các tiêu chuẩn:

– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có phẩm chất trung thực, liêm khiết và phải có ý thức chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
– Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán và có quyền độc lập với nó. Có các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực kế toán.
– Không thuộc các trường hợp bị cấm hoạt động trong lĩnh vực kế toán như: là người chưa thành niên, người bị Tòa tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực HVDS, đang chấp hành các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục; người đang bị cấm hành nghề kế toán theo quyết định, bản án của Tòa án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người có mối quan hệ ruột thịt với người phụ trách công tác kế toán, tài chính hoặc người quản lý, điều hành trong cùng đơn vị kế toán.

Ngoài ra thì kế toán trưởng còn phải đáp ứng được các yêu cầu khác như:

– Có nghiệp vụ, chuyên môn về các lĩnh vực kế toán từ trình độ trung cấp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng.
– Kế toán trưởng phải có thời gian công tác thực tế liên quan đến lĩnh vực kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc ít nhất là 02 năm đối với người có trình độ từ đại học trở lên.

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy của đơn vị kế toán, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các công tác kế toán của đơn vị, giám sát tài chính tại đơn vị kế toán trong trường hợp là kế toán trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Người làm kế toán phải thực hiện đúng các công việc được phân công và phải chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ, chuyên môn của mình và phải tiến hành bàn giao công việc khi thay đổi người làm kế toán.

Xem ngay:  Kế toán thuế là gì

Trách nhiệm của kế toán trưởng: với chức danh kế toán trưởng thì kế toán trưởng có các trách nhiệm sau:

– Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về tài chính kế toán của đơn vị kế toán, tuân theo các nguyên tắc kế toán.
– Kế toán trưởng thực hiện việc tổ chức và điều hành bộ máy của đơn vị kế toán theo quy định.
– Lập các báo cáo tài chính phải tuân thủ các chế độ và chuẩn mực kế toán.

Kế toán trưởng còn có quyền độc lập về các chuyên môn và nghiệp vụ kế toán của mình. Đối với những đơn vị kế toán thuộc các mô hình kinh doanh khác nhau thì còn có các quyền theo quy định.

Nếu kế toán trưởng mà có các hành vi vi phạm pháp luật kế toán thì sẽ phải chịu rủi ro và chịu các trách nhiệm pháp lý tùy theo từng tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Ngoài ra nếu kế toán trưởng có hành vi vi phạm mà gây ra thiệt hại thì còn phải bồi thường về những thiệt hại đó.

Để tìm hiểu cụ thể những hành vi, những tình huống vi phạm nào bị xử lý ra sao hãy liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn luật kế toán thuế tại Việt Luật để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ