Thành lập công ty phần mềm

Ngày nay, máy tính đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong mỗi công ty. Các phần mềm máy tính đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho các công việc văn phòng, quen thuộc với chúng ta nhất đó chính là hệ điều hành Windows và bộ công cụ văn phòng Office ( Word, Excel, Powerpoint,… ) của công ty Microsoft. Ở Việt Nam, ngành sản xuất phần mềm được nhà nước coi là một trong những ngành mũi nhọn, nên nhận được nhiều sự quan tâm, ưu đãi đặc biệt. Vậy khi thành lập công ty phần mềm, hồ sơ cần phải chuẩn bị những gì? Quy trình thủ tục ra sao? Chủ doanh nghiệp cần phải chú ý những gì sau khi công ty đi vào hoạt đông? Tất cả những điều đó sẽ được chúng tôi làm rõ ở trong bài viết này.

Thành lập công ty phần mềm
Thành lập công ty phần mềm

Căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ vào luật doanh nghiệp năm 2020
  • Căn cứ vào nghị định 01/2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty phần mềm

Khi bạn tìm hiểu về việc thành lập công ty phần mềm ở Việt Nam, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

a. Về tên công ty

  • Lưu ý đặt tên không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trước đó.
  • Không đặt tên, kí tự thiếu văn hóa, đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
  • Không lấy tên cơ quan nhà nước đặt tên cho doanh nghiệp, trừ trường hợp được pháp luật quy định.
  • Tên doanh nghiệp phải đảm bảo gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.

b. Về địa chỉ của công ty

  • Không đặt địa chỉ tại nhà chung cư, khu tập thể vì luật nhà ở đã quy định chung cư và tập thể là những nơi dành để ở.
  • Địa chỉ phải chính xác, rõ ràng, thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam không được sử dụng đỉa chỉ ảo, địa chỉ giả (trong quá trình hoạt động nếu thấy nghi ngờ cơ quan thuế sẽ đến kiểm tra trụ sở và yêu cầu cung cấp bản phô tô sổ đỏ và hợp đồng thuê nhà nếu là nhà đi thuê). 

c. Về loại hình doanh nghiệp

Hiện nay có 3 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty tư nhân, công ty TNHH ( công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên đến 50 người ), công ty cổ phần và doanh nghiệp lựa chọn dựa vào mục tiêu, quy mô, số lượng thành viên sáng lập để chọn loại hình phù hợp.

d. Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (Khoản 34, điều 4 luật doanh nghiệp). Vì vậy pháp luật không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu hay tối đa mà vốn này do công ty tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trọng quá trình hoạt động.

e. Mã ngành nghề công ty phần mềm

Doanh nghiệp cần xác định được ngành nghề kinh doanh, vì trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty phải trùng khớp với mã ngành trong hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam.

Mã ngành Tên Ngành
46510 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
4741 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
58200 Xuất bản phần mềm
47411 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh

Điều kiện kinh doanh của công ty phần mềm

Sau khi thành lập công ty phần mềm thì việc tiếp theo là phải tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên khi đăng ký những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bạn phải đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh với ngành đó thì mới được phép tiến hành kinh doanh. Ví dụ như ngành kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị thì công ty phải đáp ứng cụ thể.

Điều kiện về an ninh, trật tự

  • Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Chỉ các cơ sở kinh doanh sau đây mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị:

  • Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Ngoài ra khi kinh doanh ngành nghề này thì công ty cần chú ý đến các trách nhiệm của cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP, ví dụ như trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh; duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc…..

Việt Luật sẽ tư vấn cụ thể các ngành nghề mà công ty phần mềm của bạn lựa chọn kinh doanh cũng như các trường hợp sẽ bị thu hồi giấy phép của công ty và tất cả các lưu ý khác khi thực hiện kinh doanh.

Dịch vụ thành lập công ty phần mềm tại Việt Luật Hà Nội

Khi đến với dịch vụ thành lập công ty của Việt Luật, chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ thủ tục theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng.
  • Bước 2: Soạn hồ sơ, đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ đến Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Bước 3: Nhận kết quả và thông báo cho khách hàng.
  • Bước 4: Tiến hành các thủ tục khắc dấu và đăng ký con dấu. Sau khi có kết quả của con dấu thì tiến hành công bố thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Bước 5: Tiến hành thủ tục sau thành lập nếu khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là toàn bộ nội dung Việt Luật mang đến cho khách hàng. Để được tư vấn cụ thể khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin có ở bên dưới bài viết này. Việt Luật luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ