Thay đổi tên công ty tại quận Cầu Giấy

Thủ tục thay đổi tên công ty tại quận Cầu Giấy – Hà Nội bạn cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ ra sao?
Đặt tên công ty là điều tiên quyết mà doanh nghiệp cần phải làm trước khi đăng ký kinh doanh cho công ty, nhưng một lí do nào đó mà công ty cần phải thay đổi tên. Vậy đổi tên như thế nào cho đúng với trình tự pháp luật quy định, và việc thay đổi tên cho công ty có ảnh hưởng gì đến các quyền lợi và nghĩa vụ của công ty hay không thì không phải ai cũng nắm rõ. Thấu hiểu tâm lý này của khách hàng, Công ty tư vấn Việt Luật xin gửi đến quý khách hàng những thông tin cơ bản về thủ tục thay đổi tên cho công ty
thay-doi-ten-cong-ty-tai-quan-cau-giay

1. Cách đặt tên mới cho doanh nghiệp

Theo điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014, tên doanh nghiệp phải là tên tiếng việt bao gồm 02 thành phần, đó là Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
  • Về loại hình doanh nghiệp: pháp luật Việt Nam công nhận 05 loại hình doanh nghiệp, đó là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên (CT TNHH), Công ty Cổ phần (CTCP), Công ty Hợp Danh (CTHD) và Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN).
  • Về tên riêng: ngoài bảng chữ cái tiếng Việt, doanh nghiệp có thể sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh, chữ số và ký hiệu
Trường hợp doanh nghiệp muốn dịch tên doanh nghiệp của mình sang tiếng nước ngoài thì căn cứ theo điều 40 Luật Doanh nghiệp 2014, tên nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt sang một ngôn ngữ bất kỳ theo hệ chữ cái La-tinh

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp

Thông báo thay đổi nội dung, gồm:
– Tên doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp chưa có mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế)
– Tên dự kiến thay đổi cho công ty.
– Họ tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
 Tham khảo thêm mẫu Thông báo thay đổi quy định tại Phụ lục II-1, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản cuộc họp về việc thay đổi tên doanh nghiệp của:
– Hội đồng thành viên (đối với CT TNHH hai thành viên trở lên).
– Đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP).
– Các thành viên hợp danh (đối với CTHD).
– Quyết định thay đổi tên doanh nghiệp của chủ sở hữu công ty (đối với CT TNHH một thành viên).
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thuế (khách hàng cần xuất trình bản chính khi nộp hồ sơ)

3. Thủ tục đăng ký đổi tên doanh nghiệp

– Gửi thông báo thay đổi tên công ty đến Phòng Đăng ký kinh doanh – nơi cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
– Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi tên công ty đã chuẩn bị như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thông báo qua hình thức trực tuyến thì sau khi có thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải lên trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục.
– Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và hoàn trả kết quả hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh mới. Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp cần tiến hành sửa đổi và bổ sung hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
*Lưu ý: việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ hiện có của công ty.

4. Những việc cần làm sau khi thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp.

  • Thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
  • Sau khi tên doanh nghiệp đã được thay đổi, công ty được quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và có thể giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ.
  • Nếu như trước đó, công ty sử dụng từ 02 con dấu trở lên thì hiện nay, bắt đầu từ năm 2015 các con dấu của công ty bắt buộc phải có sự đồng bộ cả về nội dung lẫn hình thức.
  • Làm lại hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
  • Việc làm này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng do trên hóa đơn luôn cần phải có tên của doanh nghiệp.
  • Thông báo đến các cơ quan có liên quan về sự thay đổi của công ty
  • Các cơ quan có liên quan ở đây chính là các công ty bảo hiểm, ngân hàng, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước, … để thuận tiện cho việc chuyển khoản, xuất hóa đơn, …
  • Doanh nghiệp lưu ý, trước khi làm việc với các cơ quan này, doanh nghiệp phải giữ lại Giấy công bố mẫu dấu để xuất trình khi thực hiện các thủ tục tại đây
  • Đăng ký chủ sở hữu mới cho các tài sản trong công ty
Tại sao các doanh nghiệp luôn lựa chọn Việt Luật là điểm đến vững chắc để giải quyết những vướng mắc trong lĩnh vực doanh nghiệp
  • Đội ngũ tư vấn là các Luật sư dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao
  • Dịch vụ tư vấn nhiệt tình và chính xác
  • Thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí
  • Cam kết không có chi phí phát sinh
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ