Với mô hình hoạt động của hộ kinh doanh cá thể thì hình thức sử dụng hóa đơn được quy định như thế nào? có giống như việc sử dụng hóa đơn như loại hình doanh nghiệp tnhh, loại hình doanh nghiệp cổ phần hay không?
Tại Việt Luật hàng ngày chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi với những nội dung tương tự như hộ kinh doanh của tôi có phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng không? và quy định như thế nào?
Trích dẫn trường hợp cụ thể để quý khách có thể nắm rõ nội dung này như sau:
Trường hợp thắc mắc đó là:
Tôi có một cửa hàng quần áo, đã có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, vậy tôi có phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng không?
Cơ sở pháp lý trường hợp này đó là:
-
Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về vấn đề hóa đơn bán hàng cung ứng dịch vụ
-
Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng
Giải đáp vướng mắc nội dung này:
Để biết hộ kinh doanh có phải sử dụng hóa đơn GTGT hay không, trước hết bạn cần phải nắm rõ và hiểu Hóa đơn GTGT là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014, hóa đơn GTGT được hiểu như sau:
“Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014, hóa đơn GTGT được hiểu như sau:
“Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
-
Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa
-
Hoạt động vận tải quốc tế
-
Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu”
Như vậy, hóa đơn giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các tổ chức khai, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Những tổ chức được khai tính thuế theo phương pháp khấu trừ được quy định tại Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC bao gồm:
– Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.
Như vậy thì đối tượng được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế không bao gồm Hộ kinh doanh cá thể. Đối với Hộ kinh doanh cá thể thì phương pháp tính thuế được áp dụng là phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị gia tăng (Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC). Điều đó đồng nghĩa với việc Hộ kinh doanh không được sử dụng hóa đơn GTGT.
Việc hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn có thể đến trực tiếp cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp của bạn và sử dụng hóa đơn trực tiếp.
>>>Tìm hiểu: Đặc điểm pháp lý về quy mô hoạt động hộ kinh doanh cá thể
Trên đây là giải đáp những thắc mắc về hóa đơn GTGT đối với Hộ kinh doanh thế thể theo quy định hiện hành. Trong trường hợp còn có những vướng mắc cần hỗ trợ, Việt Luật hướng dẫn tư vấn và hướng dẫn sử dụng hóa đơn của cá nhận, hộ kinh doanh nhanh chóng, ngoài ra bạn có thể vui lòng liên hệ với chúng tôi theo kênh hỗ trợ online như chat website, zalo, facebook, skype… hoặc tổng đài hỗ trợ 1900 6199 – Hotline – 0965 999 345. Xin trân trọng cảm ơn!