Khi thực hiện dự án đầu tư nhất định thì cần phải thực hiện qua các bước, trong đó có bước lập dự án nghiên cứu tiền khả thi. Vậy việc lập dự án nghiên cứu tiền khả thi được pháp luật quy định như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Khái quát về dự án nghiên cứu tiền khả thi
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu để trình bày các nội dung về việc nghiên cứu sơ bộ về tính khả thi, tính hiệu quả của dự án nhóm A và dự án quan trọng của quốc gia để các chủ thể, các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào dự án đó.
– Đây là giai đoạn nghiên cứu sâu hơn khía cạnh mà nhà đầu tư còn phân vân và chưa thấy chắc chắn khi quyết định đầu tư, nhằm sàng lọc và tiếp tục lựa chọn cơ hội đầu tư, đảm bảo được tính khả thi của dự án.
– Mục đích của việc nghiên cứu tiền khả thi là nhằm bảo đảm với nhà đầu tư về thị trường và kỹ thuật, loại bỏ các dự án mà kinh phí quá lớn mà khả năng sinh lợi nhỏ, hoặc không thuộc các trường hợp ưu tiên để phát triển kinh tế, xã hội và phát triển chiến lược. Do đó mà các nhà đầu tư có thể loại bỏ được dự án không cần thiết để tiết kiệm chi phí, thời gian của mình.
2. Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện đối với các dự án nhóm A và dự án quan trọng của quốc gia. Khi thực hiện nghiên cứu tiền khả thi thì cần phải tuân thủ các nội dung về pháp luật xây dựng.
Nếu các dự án mà không có phần cơ cấu xây dựng thì nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án bao gồm:
– Điều kiện thực hiện việc đầu tư, các đánh giá về sự phù hợp, cần thiết của dự án đầu tư đối với sự phù hợp với kế hoạch, quy hoạch đầu tư theo quy định pháp luật.
– Nghiên cứu và dự báo về phạm vi, quy mô và hình thức đầu tư có phù hợp với nhu cầu thực tế hay không.
– Đánh giá địa điểm đầu tư và dự kiến nhu cầu sử dụng đất trong khu vực dự án và nhu cầu sử dụng các tài nguyên khác phù hợp với môi trường và đảm bảo an toàn.
– Phân tích các điều kiện và nhu cầu cung cấp trang thiết bị, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng, các công nghệ kỹ thuật.
– Phân tích và lựa chọn các phương án và quy mô của hạng mục đầu tư, các phương án tổng thể đền bù, tái định cư và giải phóng mặt bằng, các biện pháp để bảo vệ an toàn và bảo vệ môi trường.
– Phân tích và xác định các cơ cấu, cách thức huy động vốn, ấn định sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án và khả năng huy động vốn.
– Dự kiến các tiến độ thực hiện và phân chia các giai đoạn đầu tư để thực hiện dự án có hiệu quả và nâng suất hơn.
– Xác định sơ bộ các chi phí cần thiết trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả các chi phí liên quan đến bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành dự án.
– Phân tích và xác định sơ bộ các hiệu quả, lợi nhuận của dự án đầu tư về việc phát triển kinh tế – xã hội của dự án đầu tư, khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ, thu hồi lãi…
– Xác định sơ bộ các hiệu quả đầu tư về vấn đề kinh tế và vấn đề xã hội của dự án đầu tư.
Kết quả cuối cùng của quá trình nghiên cứu tiền khả thi đó là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung Báo cáo phải có việc giới thiệu về cơ hội đầu tư theo nội dung nghiên cứu, có các thông tin, tài liệu chứng minh để thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào dự án; các triển vọng, khó khăn khi thực hiện đầu tư.
Đối với mỗi dự án khác nhau thì việc lập dự án nghiên cứu tiền khả thi là khác nhau tùy thuộc vào tình hình phát triển KT-XH, nhu cầu thị trường và các kỹ thuật, công nghệ của dự án.
Cần thiết phải lập dự án nghiên cứu tiền khả thi bởi khi tiến hành nghiên cứu dự án trước khi thi công là giai đoạn rất quan trọng, cho thấy được hình thức dự án có phù hợp về mặt tài chính, kinh tế, kỹ thuật, từ đó có thể lựa chọn được quy mô thích hợp của dự án để đem lại hiệu quả tốt nhất cho các nhà đầu tư và cho đất nước.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến để được đội ngũ chuyên viên của Việt Luật tư vấn miễn phí những thắc mắc của bạn.