Các loại thuế áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh được nhiều chủ thể kinh doanh lựa chọn phù hợp với quy mô, hình thức kinh doanh nhỏ lẻ và nhu cầu thực tiễn của họ. Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần phải lưu ý những vấn đề pháp lý liên quan cũng như các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp để tránh những trường hợp xử phạt sau này. Vậy Các loại thuế phải nộp đối với mô hình hộ kinh doanh cá thể là gì? Ở bài viết này tư vấn kế toán thuế Việt Luật sẽ liệt kê cụ thể như sau:

Khái quát về hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể theo quy định pháp luật hiện hành thì hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do 01 cá nhân, 01 nhóm người hoặc 01 hộ gia đình làm chủ và tiến hành đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định.
Những hộ kinh doanh mà sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất muối, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, dịch vụ thấp thì không cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh, trừ các trường hợp khác do pháp luật quy định.
– Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động để thực hiện kinh doanh. Nếu sử dụng trên 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp. Với nguồn lực dưới 10 lao động thì việc quản lý, tổ chức điều hành hoạt động của hộ kinh doanh sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn, có sự gắn bó lẫn nhau trong công việc.
– Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh không có tư cách pháp nhân, do vậy hoạt động của hộ kinh doanh do đại diện hộ kinh doanh tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì không có tư cách pháp nhân nên các thành viên của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.
cac-loai-thue-ap-dung-cho-ho-kinh-doanh-ca-the

Các loại thuế phải nộp đối với mô hình hộ kinh doanh cá thể

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, giúp cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước và góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Nghĩa vụ thuế là nghĩa vụ bắt buộc mà chủ thể kinh doanh phải thực hiện với cơ quan thuế. Với mô hình kinh doanh là hộ kinh doanh cá thể thì những loại thuế, lệ phí mà hộ kinh doanh phải nộp bao gồm:

–  Lệ phí môn bài.

– Thuế giá trị gia tăng.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là loại lệ phí thu dựa trên giấy phép kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Đây là khoản thu có tính chất hàng năm đánh vào các cơ sở sản xuất, hoạt động kinh doanh do đó mà các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, bao gồm cả các chi nhánh, nhà máy, các đơn vị trực thuộc đơn vị chính thì đều thuộc đối tượng nộp lệ phí môn bài. Vì vậy mà hộ kinh doanh cũng là một trong những đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.

Lệ phí môn bài được thu căn cứ vào doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh. Theo quy định pháp luật hiện hành thì mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:

  • Hộ kinh doanh có doanh thu từ trên 500.000.000 đồng/năm: mức thu lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Hộ kinh doanh có doanh thu từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.00 đồng/năm: mức thu lệ phí môn bài là 500.000 đồng/năm.
  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng/năm: mức thu lệ phí môn bài là 300.000 đồng/năm
Hộ kinh doanh thành lập và được cấp mã số thuế, đăng ký thuế trong thời gian 06 tháng đầu năm thì mức lệ phí môn bài phải nộp là cả một năm, trong thời gian 06 tháng cuối năm thì chỉ phải nộp mức lệ phí bằng 50% mức lệ phí cả năm.
Trường hợp mà hộ kinh doanh không khai số lệ phí môn bài thì mức phí phải nộp là cả năm không phân biệt là 06 tháng đầu năm hay là cuối năm.
Về nguyên tắc thì khi chủ thể kinh doanh có hoạt động kinh doanh thì đều phải nộp lệ phí môn bài. Tuy nhiên có những trường hợp vì tính chất của nó nên pháp luật quy định được miễn lệ phí môn bài. Các trường hợp đó bao gồm:
  • Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100.000.000 đồng trở xuống trong một năm.
  • Hộ kinh doanh sản xuất kinh doanh không có địa điểm cố định và không thường xuyên theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Hộ kinh doanh sản xuất muối.
  • Hộ kinh doanh nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và các dịch vụ liên quan đến nghề cá.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng đánh trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đây là loại thuế gián thu, hộ kinh doanh cá thể khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, nhưng người chịu thuế là người tiêu dùng, người mua hàng hóa, dịch vụ.

Căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất (%):

– Giá tính thuế giá trị gia tăng: tùy thuộc vào từng loại hàng hóa đồng thời chịu các loại thuế khác nhau thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá đã có các loại thuế trừ thuế giá trị gia tăng.

Đối với hàng nhập khẩu thì giá tính thuế là giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bảo vệ môi trường.

– Thuế suất để tính thuế giá trị gia tăng: bao gồm các mức thuế suất 0%, 5% và 10%:

  • Thuế suất 0%: áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi có hoạt động xuất khẩu.
  • Thuế suất 5%: áp dụng đối với các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu như: nước sạch, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn cho vật nuôi, gia súc, dịch vụ đào nắp kênh mương, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm sản chưa qua chế biến, đường, bã mía, bã bùn, các sản phẩm làm bằng đay, cói, tre, nứa, giấy in báo, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiết bị dụng cụ y tế…
  • Thuế suất 10%: áp dụng đối với các mặt hàng, dịch vụ còn lại.

Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp:

– Phương pháp khấu trừ: áp dụng đối với hộ kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và thực hiện các chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo đúng quy định.

Số thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đầu vào được khấu trừ.

– Phương pháp trực tiếp: áp dụng đối với hộ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ hoặc hộ kinh doanh tiến hành kinh doanh hoạt động mua bán vàng bạc và đá quý.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong trường hợp này bằng giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất.

2.3. Thuế thu nhập cá nhân

Vì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thay vào đó thì các thành viên hộ kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập cá nhân với mục đích thực hiện chính sách điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp người dân góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

– Vì thành viên hộ kinh doanh là các cá nhân Việt Nam nên trong bài viết này chỉ đề cập đến cá nhân cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

– Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân của thành viên hộ kinh doanh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh:

* Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu x thuế suất.

Thuế suất được quy định như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%;

– Dịch vụ, xây dựng: 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ: 1,5%;

– Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác: 1%

Lưu ý: hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, xổ số, đại lý bán hàng đa cấp thì thuế suất là 5%.

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh với mô hình là hộ kinh doanh thì cần lưu ý những loại thuế, lệ phí mà hộ kinh doanh phải nộp, tránh những trường hợp bị xử phạt đáng tiếc xảy ra. Liên hệ ngay Việt Luật để được tư vấn hồ sơ thủ tục mở hộ kinh doanh cá thể
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ