Đăng ký kinh doanh khi mở quán giải khát

Ngày nay, kinh doanh nước giải khát đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu và trở thành xu hướng start-up cho giới trẻ, bởi vì nhu cầu ăn uống của mọi người ngày càng đa dạng và phong phú. Một trong những hình thức kinh doanh nước giải khát đó là mở quán giải khát với quy mô vừa và nhỏ. Vậy điều kiện và trình tự mở quán giải khát được thực hiện như thế nào?
no-quan-giai-khat-co-can-dang-ky-kinh-doanh-khong-min

1. Khái quát về mô hình quán giải khát

– Chủ thể kinh doanh khi muốn kinh doanh lĩnh vực nước giải khát thì không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Do đó mà khi kinh doanh nước giải khát thì chủ thể kinh doanh phải thành lập mô hình kinh doanh bao gồm mô hình doanh nghiệp và mô hình hộ kinh doanh.
– Với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, chỉ tiến hành mở quán giải khát thì chủ thể kinh doanh nên lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để đăng ký kinh doanh. Bởi nếu thành lập mô hình doanh nghiệp thì chỉ thích hợp với ngành nghề có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
– vVì nhu cầu của bài viết là mở quán giải khát nên bài viết này chỉ tập trung khai thác các vấn đề liên quan đến việc đăng ký quán giải quát với mô hình là hộ kinh doanh cá thể.
– Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do 01 cá nhân, 01 nhóm người hoặc 01 hộ gia đình tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các hoạt động của hộ kinh doanh.
– Hộ gia đình sử dụng số lao động tối đa số lượng lao động là 10 người, nếu sử dụng trên 10 người thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.

2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Chủ thể kinh doanh mở quán giải khát thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh (ĐKKD)theo quy định. Chủ quán giải khát tiến hành chuẩn bị hồ sơ thành lập. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu. Nội dung của đơn đề nghị bao gồm: tên, trụ sở của quán, số fax, số điện thoại liên lạc của quán giải khát; các ngành nghề, lĩnh vực giải khát mà quán tiến hành kinh doanh; số vốn kinh doanh và nguồn nhân lực, số lao động làm việc cho quán giải khát đó.
– Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú và bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân của cá nhân thành lập hộ kinh doanh hoặc đại diện nhóm người, hộ gia đình khi tiến hành ĐKKD.
– Bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân của các cá nhân tham gia vào hoạt động của hộ kinh doanh như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân.
– Bản sao hợp lệ quyết định, biên bản họp có chữ ký của các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh về việc mở quán giải khát.
– Hợp đồng lao động giữa người lao động với đại diện hộ kinh doanh để chứng minh quan hệ lao động tồn tại đồng thời là cơ sở đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
– Các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác theo quy định
Chủ quán giải khát tiến hành nộp hồ sơ mở quán tại UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh của quán. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy Ban Nhân Dân quận, huyện

Phòng Tài chính – Kế hoạch xem xét, kiểm tra hồ sơ và tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi đã nộp đủ lệ phí theo quy định.

Xem đầy đủ về thủ tục này tại đây: https://tuvanvietluat.com/dang-ky-ho-kinh-doanh-ca-the/

Khi tiến hành mở quán giải khát thì chủ thể kinh doanh lưu ý phải tiến hành đăng ký kinh doanh với các mô hình khác nhau tùy thuộc vào mức độ, quy mô kinh doanh để tránh những trường hợp xử phạt đáng tiếc.

Để được tư vấn thông tin cụ thể vui lòng liên hệ Việt Luật để được tư vấn thông tin cụ thể.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ