Đánh nhau trong giờ làm việc thì có bị công ty đuổi việc không?

Tôi đang có thắc mắc liên quan đến các quy định của pháp luật về việc thực hiện hợp đồng lao động –  Đánh nhau trong giờ làm việc thì có bị công ty đuổi việc không?. Tuy nhiên, trong quá trình lao động vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc như thế nào là đúng pháp luật thì đa số người lao động thường vi phạm các quy định trong luật lao động do không có hiểu biết về các quy định của pháp luật. Tôi gửi câu hỏi thắc mắc của mình qua Tổng đài tư vấn luật lao động : 0965999345 để được luật sư Công ty tư vấn Việt Luật giải đáp giúp tôi.
TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ : Tôi có em trai đang làm việc tại xưởng sữa chữa cơ khí với hợp đồng lao động có xác định thời hạn với thời gian làm việc là dưới 12 tháng. Trong quá trình làm việc giữa em tôi và người quản lý có xích mích với nhau, do người quản lý luôn có thái độ không hợp tác, phân biệt em trai tôi và những công nhân khác, thường xuyên la mắng và bực tức với em trai tôi nhiều lần khiến cho em trai tôi không thể làm việc được. Chính vì vậy mà sau nhiều lần bị xúc phạm như thế nên em trai tôi đã rất bức xúc về thái độ làm việc của người quản lý. Hôm trước người quản lý giao sản phẩm cho em tôi và một số công nhân khác cùng làm nhưng do trục trặc kĩ thuật nên khi đưa vào sử dụng lại gây ra lỗi nên người quản lý đã đổ lỗi cho em trai tôi và yêu cầu em trai tôi phải chịu trách nhiệm. Bức xúc trước thái độ đó nên em trai tôi đã đấm lại người quản lý. Tôi muốn hỏi luật sư , trong trường hợp của em trai tôi thì việc người quản lý đối xử với em trai tôi như vậy là đúng hay sai ? Vậy theo quy định của pháp luật thì em trai tôi có bị đuổi việc khi đánh nhau trong giờ làm việc hay không ?
Tôi rất mong luật sư giúp tôi giải đáp các quy định của pháp luật về vấn đề này.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi về cho chúng tôi những thắc mắc mà các bạn cần giải đáp liên quan đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc thực hiện chế độ của người lao động tại nơi làm việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong việc thực hiện các quy định liên quan đến nội quy lao động, thỏa ước lao động tại nơi làm việc. Tuy nhiên, do không hiểu biết các quy định của pháp luật mà người lao động đã vô tình vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành luật sư Công ty tư vấn Việt Luật sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí :0965 999 345
Thứ nhất, Theo quy định của pháp luật người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi đối với người sử dụng lao động có vi phạm pháp luật hay không ?
Theo Điều 8 của Bộ luậy lao động quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1, Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2, Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3, Cưỡng bức lao động .
4, Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ người học nghềm người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5, Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6, Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7, Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Theo Khoản 2 Điều này thì người lao động có hành vi ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là vi phạm các quy định của pháp luật về lao động.
Thứ hai, Theo quy định của pháp luật thì việc anh bạn đánh lại người sử dụng lao động thì có bị sa thải hay không ?
Theo Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 quy định các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1, Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2, Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp đi lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3, Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm : thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, nhân thân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, trong trường hợp của em trai bạn do không hiểu biết các quy định của pháp luật về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình nên em trai bạn đã có hành vi đánh lại người sử dụng lao động nên theo Khoản 1 Điều này em trai bạn sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải. Đánh nhau trong giờ làm việc có bị đuổi việc không?
Trên đây là nội dung giải đáp của luật sư Việt Luật sau khi nhận được câu hỏi của quý khách hàng liên quan đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc người sử dụng lao động vi phạm các quy định của pháp luật về lao động và việc thực hiện các hình thức xử lý kỷ luật như thế nào là đúng với quy định của pháp luật. Nếu còn bất kì vướng mắc gì liên quan đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc xử lý kỷ luật lao động thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật online : 0965 999 345 của Công ty tư vấn Việt Luật để được hỗ trợ pháp lý.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ