Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đó do ai cấp, quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan cấp đó là gì?

1. Khái quát chung của cơ quan đăng ký kinh doanh

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh được thành lập ở cấp tỉnh và ở cấp huyện.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư, gọi tắt là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, gọi tắt là Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

2. Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh

2.1. Quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh nói chung bao gồm các quyền sau:

– Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp khi đến hạn mà doanh nghiệp chưa báo cáo nghĩa vụ của mình.

– Có quyền trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước kiểm tra nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

– Có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh khi không đáp ứng các điều kiện kinh doanh.

– Có quyền xử lý vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.

– Có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.2. Nghĩa vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp. Bởi lẽ cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ chứ không phải thời điểm trước hay sau khi nộp hồ sơ.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Việt Luật về địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh. Liên hệ ngay tổng đài tư vấn doanh nghiệp để được giải đáp miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ