Doanh nghiệp đã giải thể có đòi nợ được không?

Giải thể là một trong những phương thức để một doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Khi giải thể thì doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của mình đối với các chủ thể có liên quan. Vậy sau khi giải thể thì các chủ nợ có đòi được nợ từ doanh nghiệp không? Pháp luật  doanh nghiệp có quy định như thế nào về vấn đề này?

doanh-nghiep-da-giai-the-co-doi-no-duoc-khong-min

1. Khái quát về giải thể doanh nghiệp

Không phải trong trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể tiến hành giải thể mà chỉ trong những trường hợp do pháp luật quy định thì mới được thực hiện thủ tục giải thể để chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành bao gồm:

– Hết thời hạn hoạt động kinh doanh được ghi nhận trong Điều lệ mà công ty không gia hạn thời hạn hoạt động của công ty.
– Giải thể công ty theo quyết định của chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên hợp danh hoặc cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty.
– Công ty không đủ thành viên tối thiểu theo quy định pháp luật trong vòng 06 tháng liên tục mà không tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định số lượng tối thiểu thành viên để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thuộc các trường hợp bị thu hồi theo quy định.

Một trong những điều kiện mà doanh nghiệp được tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp đó là phải đảm bảo thanh toán hết các nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ đối với các chủ thể có liên quan. Ngoài ra thì doanh nghiệp không được trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tố tụng như Tòa án hay cơ quan trọng tài.

2. Doanh nghiệp đã giải thể có đòi nợ được không?

Khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán được thực hiện theo những thứ tự sau:

– Các khoản nợ lương, các khoản mang tính chất tiền lương cho người lao động như các khoản trợ cấp, khoản bảo hiểm xã hội theo hợp đồng đã ký kết.

– Các khoản nợ thuế đối với cơ quan thuế có thẩm quyền.

– Các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác liên quan

Sau khi thanh toán được hết các khoản nợ và các chi phí có liên quan đến việc giải thể thì phần tài sản còn lại của doanh nghiệp được chia cho các thành viên/cổ đông công ty theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp của họ.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, các thành viên/cổ đông trong công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của hồ sơ giải thể.

Trường hợp hồ sơ giải thể doanh nghiệp mà giả mạo, không trung thực, không chính xác thì những người chịu trách nhiệm về tính chính xác phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ, số thuế chưa thanh toán, những quyền lợi của người lao động…

Sau khi hồ sơ giải thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và doanh nghiệp kết thúc quá trình giải thể nên sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình và bị xóa tên khỏi hệ thống dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó mà doanh nghiệp đó sẽ không tồn tại trên thực tế nữa, không có tư cách pháp nhân cũng như không có tài sản độc lập. Vì vậy mà sau khi doanh nghiệp đã giải thể thì các chủ nợ không thể đòi được nợ từ doanh nghiệp nữa bởi một trong những điều kiện để doanh nghiệp giải thể là phải thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính theo thứ tự ưu tiên.

Nếu còn thắc mắc về vấn đề giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với dịch vụ giải thể công ty trọn gói tại Việt Luật để được hỗ trợ tốt nhất

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ