Đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất khẩu lao động

Kính thưa luật sư, trên thực tế các quy định của pháp luật về lao động đối với người lao động đi xuất khẩu lao động chưa thật sự có tính thực tiễn cao nên trên thực tế nhiều người lao động khi tham gia hợp đồng lao động thường xuyên bị vi phạm các quy định của pháp luật về lao động mà không hề biết. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi muốn gửi câu hỏi về cho luật sư để được tham khảo các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động đi xuất khẩu lao động.
TÌNH HUỐNG TƯ VẤN : Thưa luật sư, tôi là người lao động đã làm việc tại công ty may Sông Hồng. Tuy nhiên, tháng 12/2016 thông qua một người quen tôi biết đến trung tâm môi giới người lao động đi làm việc ở nước ngoài với mức lương là 20 triệu/ tháng với thời gian làm việc là 12h/ngày. Nhận thấy đây là công việc có thu nhập cao so với công ty tôi trả và thời gian làm việc cũng không quá nhiều nên tôi quyết định ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động. Theo đó, tôi phải trả phí mô giới cho công ty mô giới tôi sang làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài là 150 triệu và 50 triệu để hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Tuy nhiên, sau khi tôi sang Đài Loan xuất khẩu lao động thì người sử dụng lao động bên đó bắt chúng tôi làm việc 16h/ngày và chúng tôi không thể đáp ứng được sức khỏe để làm việc nên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tôi muốn hỏi luật sư, việc công ty mô giới không thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết với tôi có vi phạm các quy định của pháp luật hay không ? Trong trường hợp tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có phải bồi thường hay không ?
Tôi rất mong luật sư có thể giúp tôi giải đáp vấn đề tôi đang băn khoăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG GIẢI ĐÁP
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi thắc mắc của mình về cho luật sư Việt Luật để nhận được lời khuyên của luật sư liên quan đến các quy định của pháp luật về việc thực hiện hợp đồng lao động trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài. Đây là một trong những vấn đề mà số đông người lao động Việt Nam khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu lao động gặp phải. Từ những thắc mắc mà bạn đang gặp phải gửi về cho luật sư Công ty tư vấn Việt Luật chúng tôi có thể thấu hiểu được băn khoăn của bạn và sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí : 0965 999 345 như sau:
Thứ nhất, Theo quy định của pháp luật hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nươc ngoài phải tuân thủ các quy định nào của pháp luật ?
Theo Điều 4 Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài năm 2006 quy định về nội dung của việc đưa người lao động đi làm việc như thế nào ?
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
1, ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
2, Tuyển chọn lao động;
3, Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
4, Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
5, Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
6, Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
7, Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
8, Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, Theo quy định tại Khoản 5 Điều này quy định quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài . Việc công ty mô giới không thực hiện đúng các nội dung đã được ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai, Theo quy định của pháp luật khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn có nhận lại được tiền môi giới hay không ?
Theo Khoản 4 Điều Thông tư liên tịch quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
. Quản lý và sử dụng tiền môi giới đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
a) Tiền môi giới phải được thể hiện trong hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng riêng về tiền môi giới được ký giữa doanh nghiệp và bên môi giới;
b) Tiền môi giới phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng được hưởng. Nếu lợi dụng quy định về tiền môi giới để thu, chi sai mục đích, không đúng đối tượng, trục lợi thì người ra quyết định thu, chi phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
c) Phần tiền môi giới mà người lao động hoàn trả (nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp thu một lần tiền môi giới của người lao động trước khi người lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Khi thu tiền môi giới của người lao động, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động. Khoản tiền môi giới mà người lao động hoàn trả không tính vào doanh thu của doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải nộp thuế;
d) Phần tiền môi giới mà doanh nghiệp chi (nếu có) được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Hoàn trả tiền môi giới
  • Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
  • Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp của bạn thì bạn chưa làm việc theo quy định trên mà chưa được 50% thời hạn của hợp đồng thì bạn không được hoàn trả tiền môi giới do nguyên nhân khách quan mà bạn phải chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp này do công ty mô giới không thực hiện các quy định của pháp luật về việc đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nên bạn có quyền khởi kiện Công ty mô giới để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Từ những thông tin bạn cung cấp được gửi về cho luật sư Công ty tư vấn Việt Luật được gửi qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí : 0965 999 345 để được hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quy định của pháp luật về việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc đảm bảo các quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động. Từ việc giải đáp của luật sư nếu còn bất kì vướng mắc gì liên quan đến các quy định của pháp luật thì bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài để được Việt Luật giải đáp.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ