Giấy phép dạy nghề của cơ sở

Với tình trạng “thiếu thợ” như hiện nay thì nhu cầu học nghề ngày càng gia tăng. Kéo theo đó là hàng loạt trung tâm, cơ sở đào tạo nghề mọc lên để thu hút học viên. Tuy nhiên, để hoạt động một cách hợp pháp thì các cơ sở đào tạo nghề cần xin Giấy phép dạy nghề của cơ sở. Qua bài viết này của Công ty tư vấn Việt Luật sẽ giúp các cơ sở thuận lợi hơn trong quá trình xin giấy phép dạy nghề.
giay-phep-day-nghe-cua-so-so-min

I. Các đối tượng được cấp phép hoạt động dạy nghề sơ cấp

Không phải tất cả các cơ sở khi hoạt động dạy nghề là đều được cấp phép hoạt động dạy nghề.  Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
Các điều kiện lưu ý
1. Cơ sở cần có đủ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề  đào tạo. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành dùng đảm bảo ít nhất 4 m²/ 1 người học.
2 Đội ngũ giáo viên của cơ sở phải đảm bảo yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi cao nhất là 20 học sinh trên 1 giáo viên; đối với nghề yêu cầu về năng khiếu, đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi cao nhất là 15 học sinh trên 1 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.
3. Cơ sở có đủ tài liệu phục vụ việc dạy nghề theo quy định.
4. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn có yêu cầu về tài chính đảm bảo hoạt động dạy nghề theo quy định.

II. Thành phần hồ sơ xin giấy phép dạy nghề của cơ sở

1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục, các cơ sở cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
+ Bản sao quyết định thành lập/ cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
+ Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng
+ Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ cần được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, gồm:

+ Đơn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ quyết định cho phép thành lập cơ sở
+ Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng
+Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Đối với doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Đơn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Báo cáo điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng
+ Bản sao điều lệ của công ty
**  Hồ sơ minh chứng, bao gồm:
+ Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất ví dụ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo.
+ Hồ sơ minh chứng giáo viên: Mỗi giáo viên phải có một trong các văn bản như quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động/ hợp đồng thỉnh giảng/ Văn bằng đào tạo chuyên môn/ Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
+Chương trình đào tạo chi tiết gồm quyết định ban hành chương trình và chương trình đào tạo chi tiết.

III. Cơ quan cấp phép

1. Đối với trường cao đẳng sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy dạy nghề
2. Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sẽ do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh cấp giấy dạy nghề

IV. Trình tự thủ tục cấp Giấy phép dạy nghề: 

– Cơ sở nộp hồ sơ đăng ký đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở có trụ sở chính  Trường hợp đăng ký phân hiệu/cơ sở đào tạo khác không cùng tỉnh thì cơ sở nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra và cấp cấp giấy dạy nghề theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ sở sẽ được gửi thông báo nêu rõ lý do.
Trên đây là tư vấn của Công ty tư vấn Việt Luật về Giấy phép dạy nghề của cơ sở. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào đội ngũ chuyên viên của công ty tư vấn Việt Luật luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết với bạn khi có nhu cầu. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài hỗ trợ doanh nghiệp 19006199 để được tư vấn, giải đáp.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ