Hành vi đốt nhà của người khác

Câu hỏi: Chào luật sư, ở xóm tôi có một vụ hỏa hoạn gây cháy nhà vào buổi trưa, lúc đi trong khu dân cư chúng tôi hầu như đều đi làm hết nên vụ việc xảy ra không được xử lý kịp thời dẫn đến cháy nguyên một căn nhà. Cũng may đó là nhà của 2 vợ chồng trẻ và cả 2 người đó đều đã đi làm cả rồi. Chuyện cháy nhà này qua các cuộc điều tra làm rõ là do nhà bên cạnh đối vàng mã mà ko dập kĩ, lửa đã bay vào đống rơm nhà bên cạnh khiến cho xảy ra hậu quả đáng tiếc như vậy. Vậy luật sư cho tôi hỏi trách nhiệm của người đốt vàng mã gây ra hậu quả như vậy là gì? Hành vi đốt nhà của người khác. Liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Việt Luật, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Bộ luật dân sự 2015

hanh-vi-dot-nha-cua-nguoi-khac

Nội dung trả lời:

Dựa trên nội dung câu hỏi của bạn ta có thể thấy được rằng người hàng xóm của bạn không hề có ý định, thủ đoạn, mục đích làm cháy nhà người khác nhưng vẫn gây ra hậu quả thiệt hại lớn về tài sản và tinh thần của người bị hại. Người phạm tội không hề có trách nhiệm quản lý số tài sản của người bị hại nhưng lại làm hư hỏng, thiệt hại tài sản của người bị hại. Do vậy không thể quy vào tội thiếu trách nhiệm gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước, công ty, xã hôi và tổ chức. Tuy đây là lỗi vô ý nhưng đã gây thiệt hại lớn đến tài sản cũng hư tinh thần của người khác, gây mất trật tự, an ninh, an toàn của xã hội, hoang mang trong dư luận. Xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Do vậy nên người hàng xóm thực hiện hành vi đốt vàng mã có thể sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

“Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tùy theo số tài sản ước tính mà có thể quy định khung hình phạt của người đã vô ý gây thiệt hại tài sản của người khác. Mức ăn sẽ dao động từ phạt cảnh cáo đến bị phạt tù 02 năm. Đây là hành vi vô ý, người phạm tội không hề ý thức được hành động tưởng chừng bình thường mang tính chất cơ bản của mình lại gây ra hậu quả gây thiệt hại to lớn đến tài sản cũng như tinh thần của người khác nên mức phạt quy định ở tội này cũng chỉ mang tính chất răn đe và cảnh cáo. Suy cho cùng đây cũng là một tội ít nghiêm trọng
Tuy nhiên ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội cũng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự về việc bồi thường thiệt hại cho người bị mất đi tài sản của mình về vật chất cũng như tinh thần. Cụ thể được quy định tại điều 584 BLDS 2015 về căn cứ bồi thường thiệt hại
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
ĐIều 585 cũng quy định rõ rành về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Người phạm tội sẽ phải bồi thường toàn bộ số tài sản mà mình không may phá hủy một cách kịp thời và nhanh chóng. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường và phương thức cũng như cách thức thanh toán. Người phạm tội có thể được giảm mức bồi thường của mình bởi đây là lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người phạm tội.

Bên trên là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hành vi đốt nhà của người khác. Nếu như còn những thắc mắc về pháp luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật dân sự miễn phí để nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên viên và luật sư Việt Luật.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ