Kinh doanh đồ ăn vặt có cần đăng ký kinh doanh?

Có cần phải đăng ký kinh doanh khi kinh doanh đồ ăn vặt hay không?Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu nghỉ ngơi, may mặc, ăn uống cũng đòi hỏi phải phát triển theo để đáp ứng được các nhu cầu cao đó của mọi người. Vấn đề ăn uống luôn là sự quan tâm hàng đầu của các cá nhân, gia đình.

Đặc biệt giới trẻ hiện nay đang rất quan tâm đến những món ăn, đồ ăn vặt, do vậy mà các quán kinh doanh đồ ăn vặt được mở ra ngày càng nhiều. Vậy khi muốn mở quán ăn vặt thì ngoài việc lưu ý đến những đồ ăn như thế nào bán để mang đặc trưng riêng của quán, gây ấn tượng với khách hàng thì cũng cần phải chú ý đến những thủ tục pháp lý cần phải thực hiện.

kinh-doanh-do-an-vat-co-can-dang-ky-kinh-doanh-khong

1. Ý nghĩa của hoạt động đăng ký kinh doanh

  • Đăng ký kinh doanh không những có ý nghĩa quan trọng đối với chủ thể kinh doanh mà còn có ý nghĩa đối với việc quản lý của cơ quan nhà nước và nền kinh tế của đất nước.
  • Đăng ký kinh doanh là việc chủ thể kinh doanh đăng ký những thông tin về mô hình kinh doanh mà mình dự kiến thành lập, hoặc đăng ký những dự kiến, thay đổi trong những thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Các thông tin của mô hình kinh doanh sẽ được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • Khi đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây được coi là cơ sở pháp lý để nhà nước xác nhận tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
  • Các hoạt động đăng ký kinh doanh được cấp phép sẽ được Nhà nước bảo hộ về mặt pháp lý cũng như giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được các hoạt động của chủ thể kinh doanh cũng như dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và quản lý các thành phần của nền kinh tế hiện nay.
  • Việc đăng ký kinh doanh còn có ý nghĩa giúp Nhà nước nắm bắt được các xu hướng, yếu tố trong hoạt động kinh doanh để có thể xây dựng được các quy phạm pháp luật điều chỉnh bắt buộc các hoạt động liên quan đến kinh doanh và phù hợp với thực tế để có các chính sách hợp lý và kịp thời cho sự phát triển kinh tế đất nước.
  • Ngoài ra, khi đăng ký kinh doanh thì chủ thể kinh doanh có thể công khai các thông tin, hoạt động của mô hình kinh doanh trên thị trường và tạo cơ sở, niềm tin thu hút đối tác và khách hàng.
  • Có thể nói đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với chủ thể kinh doanh mà còn mang ý nghĩa đảm bảo trật tự nhà nước và quyền lợi của các chủ thể khác khi tham gia hoạt động kinh doanh đó.

2. Có cần phải đăng ký kinh doanh khi kinh doanh đồ ăn vặt?

Theo quy định pháp luật tại Nghị định số 39/20007/NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì hoạt động buôn bán vặt, bán quà vặt là những hoạt động không phải đăng ký kinh doanh khi bán những quà bánh, đồ ăn, hàng nước có thể có hoặc không có địa điểm cố định.
Do vậy mà những hoạt động chỉ đơn thuần bán đồ ăn, quà bánh nhỏ lẻ thì không cần phải đăng ký kinh doanh mà vẫn được buôn bán bình thường.
Tuy nhiên, đối với những hoạt động kinh doanh đồ ăn vặt bằng cách mở cửa hàng kinh doanh, có địa điểm cố định cũng như bán những đồ ăn cần sơ chế, chế biến thì không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nên những trường hợp này, chủ thể kinh doanh cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh với mô hình hộ kinh doanh thì mới có thể tiến hành hoạt động kinh doanh đồ ăn vặt trên thực tế.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký kinh doanh được lập theo mẫu và có đầy đủ nội dung theo quy định.
  • Họ và tên, địa chỉ và chữ ký của chủ quán ăn vặt và bản sao các giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân của người đó.
  • Bản danh sách các thành viên tiến hành tham gia vào hoạt động kinh doanh của quán ăn vặt và các giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân của họ.
  • Bản sao quyết định của hộ kinh doanh về vấn đề thành lập. Quyết định này phải có đủ chữ ký của các thành viên hộ kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền đối với trường hợp người đi nộp hồ sơ thành lập không phải là người đại diện của hộ kinh doanh.
  • Các giấy tờ cần thiết khác.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh trong trường hợp này là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi mở cửa hàng đồ ăn vặt.
Trong thời gian 03 ngày từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Khi kinh doanh đồ ăn vặt thì cần lưu ý đến những hoạt động có thể phải đăng ký kinh doanh thì mới có thể tiến hành hoạt động trên thực tế. Liên hệ ngay đến dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể để được đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này tư vấn miễn phí từng trường hợp cụ thể.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ