Phân chia lợi nhuận khi chung vốn hoạt động kinh doanh

Các chủ thể khi tiến hành kinh doanh có thể góp vốn tự mình hoạt động kinh doanh hoặc có thể kinh doanh cùng với các chủ thể khác bằng cách góp chung vốn hoạt động. Khi tự kinh doanh thì việc sử dụng lợi nhuận sẽ do tự người đó quyết định, còn đối với việc kinh doanh từ hai người trở nên thì việc phân chia lợi nhuận khi chung vốn hoạt động kinh doanh được thực hiện như thế nào?

1. Định giá tài sản góp vốn khi hoạt động kinh doanh

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần có nguồn vốn đảm bảo phục vụ kinh doanh. Nguồn vốn này được hình thành từ nguồn tài sản góp của các thành viên khi chung hoạt động kinh doanh. Tài sản mà các thành viên góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, các công nghệ, kỹ thuật hoặc các tài sản khác có thể trị giá được bằng đồng Việt Nam.

Đối với những tài sản mà không phải là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ hay vàng thì khi góp vốn hình thành vốn điều lệ thì các tài sản này phải được định giá trên tổng số vốn mà các thành viên góp. Việc định giá có thể do các thành viên trong công ty định giá hoặc sẽ do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá tài sản. Phân chia lợi nhuận

Tài sản phải được định giá bằng đồng Việt Nam và được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Nếu tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế thì các thành viên công ty liên đới chịu trách nhiệm góp bằng số chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị định giá và bồi thường thiệt hại đối với các phần chênh lệch đó.

Việc định giá tài sản phải được thể hiện bằng đồng Việt Nam có ý nghĩa xác định được tỷ lệ mà các thành viên sở hữu phần vốn góp hoặc số cổ phần trong tổng số vốn điều lệ của công ty, từ đó xác định được các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

2. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận khi chung vốn hoạt động kinh doanh

Sau khi định giá tài sản và tiến hành chuyển quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang cho doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty). Khi đó thì thành viên, cổ đông công ty sẽ có quyền sở hữu đối với phần vốn góp hoặc số cổ phần mà mình nắm giữ.

Việc xác định tỷ lệ phần vốn góp, số cổ phần mà thành viên, cổ đông sở hữu sẽ xác định được các quyền và nghĩa vụ tương ứng của họ khi thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời thì việc xác định tỷ lệ phần vốn góp, số cổ phần sẽ xác định được việc phân chia lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ của công ty.

Theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì trong thời hạn mà thành viên hay cổ đông công ty chưa góp đủ số vốn đã cam kết khi thành lập công ty thì thành viên, cổ đông sẽ được biểu quyết và sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ số vốn mà họ góp trên thực tế, trừ khi Điều lệ có quy định khác về vấn đề này.

Theo như quy định trên thì việc phân chia lợi nhuận khi chung vốn hoạt động kinh doanh sẽ được phân chia dựa trên tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, số cổ phần mà thành viên, cổ đông đó sở hữu căn cứ vào việc định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, liên hệ ngay đến luật sư doanh nghiệp việt nam để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ