Quy định về góp vốn dự án đầu tư của công ty mẹ và công ty con

Khi thực hiện một dự án đầu tư nhất định thì các nhà đầu tư tiến hành góp vốn để tạo nên nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động đầu tư đó. Tuy nhiên do công ty mẹ – công ty con là mô hình liên kết đặc biệt nên việc góp vốn đầu tư sẽ khác với các chủ đầu tư thông thường. Vậy quy định về góp vốn dự án đầu tư của công ty mẹ và công ty con được thực hiện như thế nào?

Khái quát về công ty mẹ – công ty con trong việc góp vốn dự án đầu tư.

Theo quy định pháp luật hiện hành thì công ty mẹ – công ty con là mô hình liên kết đặc biệt, theo đó thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác khi nắm giữ quyền chi phối về nguồn vốn, về quản trị hoặc tổ chức hoạt động của công ty con, cụ thể:

– Công ty mẹ sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần phổ thông của công ty con.

– Công ty mẹ nắm quyền quyết định về việc bổ nhiệm các thành viên, chức danh quản lý trong công ty như thành viên của Hội đồng quản trị hay các chức danh Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty con.

– Công ty mẹ có quyền quyết định về việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty con bởi Điều lệ quy định các vấn đề nội bộ của công ty con, cả vấn đề giải quyết tranh chấp nội bộ nên khi nắm quyền quyết định sửa đổi Điều lệ thì công ty đó sẽ được coi là công ty mẹ.

Công ty mẹ và công ty con là hai công ty độc lập với nhau về mặt hoạt động và có tư cách pháp nhân chứ không phải mô hình liên kết với nhau để hình thành một pháp nhân mới.

Công ty con thì sẽ không được đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của một công ty mẹ thì không được sở hữu chéo cổ phần, phần vốn góp của nhau để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Nếu các công ty con cùng công ty mẹ là công ty mà nhà nước sở hữu tối thiểu 65% vốn điều lệ thì không được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Quy định về việc góp vốn dự án đầu tư của công ty mẹ và công ty con

Vì công ty mẹ và các công ty con thuộc công ty mẹ đều có tư cách pháp nhân, có tư cách hoạt động độc lập và có tài sản riêng, chịu trách nhiệm riêng về hoạt động kinh doanh của công ty mình thì các công ty này có thể góp vốn trong số vốn điều lệ của công ty mình để đầu tư, thành lập pháp nhân mới để tiến hành thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, trừ trường hợp công ty mẹ của các công ty con này có vốn điều lệ mà nhà nước sở hữu tối thiểu 65% vốn điều lệ như đã phân tích ở trên.

Trường hợp công ty mẹ và công ty con được tổ chức và hoạt động dưới mô hình là tổng công ty hay tập đoàn kinh tế thì công ty mẹ và công ty con liên kết với nhau không phải dưới mô hình pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư bởi tập đoàn kinh tế hay tổng công ty không phải là mô hình pháp nhân, không có tài sản riêng và không độc lập khi thực hiện các giao dịch. Do đó mà trong trường hợp này thì công ty mẹ và công ty con không được góp vốn để thành lập pháp nhân mới để thực hiện các dự án đầu tư.

Do đó mà tùy vào từng trường hợp, từng mô hình liên kết giữa công ty mẹ và công ty con thì có thể góp vốn để thực hiện các dự án đầu tư thu lợi nhuận phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.

Liên hệ ngay đến tổng đài hỗ trợ doanh nghiệp để được tư vấn miễn phí nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ