Thành lập công ty phải đóng những thuế gì?

Khi tiến hành thành lập công ty thì bạn phải tiến hành những nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan nhà nước, trong đó có cơ quan thuế. Vậy thành lập công ty cần phải đóng những thuế gì?

1. Khái quát về thuế

– Thuế là một khoản thu bắt buộc của nhà nước đối với tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện nộp thuế theo quy định của pháp luật.
– Do thuế là công cụ chủ yếu góp phần hình thành nên ngân sách nhà nước nên thuế có những đặc điểm khác với các nguồn thu khác như phí hay lệ phí.
– Thuế là nguồn thu không mang tính hoàn trả trực tiếp. Các cá nhân, tổ chức khi đáp ứng đủ điều kiện nộp thuế thì đều phải có nghĩa vụ nộp mà nhà nước không có bất kỳ một sự bồi hoàn nào cho chủ thể nộp thuế. Chủ thể nộp thuế được hưởng một cách gián tiếp bằng cách Nhà nước dùng thuế để xây dựng nên các công trình công cộng phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng.
– Thuế điều tiết thu nhập của xã hội. Người có mức sống càng cao thì nộp thuế càng cao và ngược lại. Điều này giúp cho giảm khoảng cách xã hội cũng như điều tiết xã hội.
– Ngoài ra thì thuế là nguồn kinh phí cần thiết để vận hành, duy trì giúp cho các cơ quan nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình nhằm ổn định và phát triển đời sống xã hội.

2. Các loại thuế mà khi thành lập công ty phải đóng

Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập công ty và được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận ĐKDN và được cấp mã số thuế thì công ty phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan thuế. Theo đó thì những loại thuế mà công ty phải đóng bao gồm các loại thuế sau:

2.1. Thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm để cơ quan nhà nước quản lý được tình hình của các doanh nghiệp.
Sau khi được thành lập thì công ty nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế. Việc khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nếu trong trường hợp công ty của tiến hành kinh doanh thì phải khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận ĐKDN.
Theo đó thì mức nộp như sau:
– Nếu vốn điều lệ của công ty trên 10 tỷ đồng thì nộp 3.000.000/năm.
– Nếu vốn điều lệ của công ty dưới 10 tỷ đồng thì nộp 2.000.000/năm.
Đối với công ty được thành lập trong vòng 06 tháng đầu năm thì phải nộp 100% lệ phí môn bài. Còn đối với những công ty thành lập trong 06 tháng cuối năm thì chỉ phải nộp 50% lệ phí nói trên.

Nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài:

Lệ phí môn bài là một lệ phí cố định kể cả khi công ty không hoạt động mà không tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì vẫn phải đóng lệ phí môn bài.
–  Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của công ty như sau:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với công ty căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Lệ phí môn bài được coi là căn cứ để doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ sao cho phù hợp và giảm được số tiền phải nộp.
– Doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm thì phải nộp 100% mức thuế môn bài.
– Doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài.
– Lưu ý việc thực hiện nộp thuế môn bài cho công ty mới thành lập: Gồm có 2 việc cơ bản là: Nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài:
Hạn nộp tờ khai một lần ngay sau khi mới thành lập là 10 ngày kể từ khi nhận đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hạn nộp tiền thuế là 30 ngày kể từ ngày nhận đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chúng tôi có thể hỗ trợ quý khách nộp tờ khai và nộp lệ phí môn bài bởi việc kê khai nộp thuế điện tử cũng khá phức tạp, để thực hiện được thì phải mất nhiều thời gian nghiên cứu.

Xem thêm: Thuế môn bài là gì?

2.2. Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong cả quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT là loại thuế gián thu điển hình, người nộp thuế không phải là người chịu thuế.
Khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì công ty cần phải nộp thuế giá trị gia tăng trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó. Trong trường hợp này, người nộp thuế là công ty và người chịu thuế là người mua hay người tiêu dùng.
Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp:
– Phương pháp khấu trừ: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng và cơ sở kinh doanh tự nguyện kê khai theo phương pháp này.
Cách tính thuế theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào.
– Phương pháp trực tiếp: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có doanh thu dưới 1 tỷ đồng, áp dụng đối với hộ gia đình kinh doanh và đối với các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý.
Cách tính thuế phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Thuế suất (%).
Đối với các mặt hàng sản xuất, kinh doanh khác nhau thì thuế suất là khác nhau theo quy định pháp luật.

Nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).
Như vậy khi hoạt động thì công ty sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng vì phát sinh các hoạt động liên quan đến các hàng hóa, dịch vụ.

– Mức thuế giá trị gia tăng:

Tùy từng đối tượng ngành, nghề mức thuế giá trị gia tăng có sự khác nhau.
Căn cứ Luật thuế Giá Trị Gia Tăng 2008: Mức thuế xuất có thể là: 0%, 5% hoặc 10%

– Phương pháp tính thuế:

  • Phương pháp tính thuế khấu trừ
  • Phương pháp tính thuế trực tiếp.

Nếu công ty đang áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp. Để đăng ký được áp dụng thuế khấu trừ doanh nghiệp cần:

Nộp tờ khai đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (mẫu 06)
Thời hạn nộp tờ khai trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh.

>> Xem thêm: Kê khai thuế giá trị gia tăng

2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu điển hình, thu trên phần doanh thu mà sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý.
Tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ các trường hợp được miễn.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế x Thuế suất (%).
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế suất đối với loại thuế này là 20%, trừ những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề dịch vụ đặc biệt như giáo dục đào tạo, nhà ở xã hội (10%), từ dự án đầu tư mới như sản xuất thép, tinh chế thức ăn gia súc, thủy sản, quỹ tín dụng…(17%).

Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi tiến hành kinh doanh thì công ty sẽ phát sinh thu nhập và phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản,…

– Phương pháp tính thuế: số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất. Thuế suất đối với các hàng hóa và dịch vụ khác nhau thì mức thuế suất được áp dụng khác nhau. Khi gặp khó khăn về cách tính thuế và khai thuế thì khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để sử dụng dịch vụ đảm bảo thời gian nhanh chóng, chất lượng chuẩn xác.

>> Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

2.4. Thuế thu nhập cá nhân

Khi người lao động làm việc cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân cho họ. Thuế TNCN được tính theo tháng hoặc theo quý nhưng khi quyết toán thì phải quyết toán theo năm.
Cách tính thuế TNCN: Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (%).
Thuế suất để tính thuế TNCN là theo biểu lũy tiến từng phần.
Lưu ý khi tính thuế TNCN: người lao động được giảm trừ gia cảnh đối với chính họ là 9.000.000 VNĐ và đối với người phụ thuộc là 3.600.000 VNĐ/người.
Nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Vì thế khi tiến hành thành lập doanh nghiệp cần phải chú ý đến các loại thuế mà doanh nghiệp mình phải nộp để tránh việc nộp chậm hoặc kê khai sai thuế… Hãy liên hệ ngay tới dịch vụ kế toán thuế sau thành lập để được sử dụng dịch vụ ưu đãi và được chuyên viên giải đáp miễn phí những thắc mắc của bạn.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ