Thủ tục nhận nuôi con nuôi khi chưa kết hôn

Chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về việc nhận nuôi con nuôi của tôi: Tôi năm nay 35 tuổi và là một phụ nữ độc thân. Tôi có một người bạn thân bằng tuổi,  cô ấy đã có chồng và có một đứa con năm nay được hơn 3 tuổi. Bạn tôi vì sức khỏe không tốt nên thỉnh thoảng phải đến bệnh viện điều trị. Chồng cô ấy cũng bận công việc nên ít khi chăm sóc được cho con. Bây giờ tôi muốn nhận con của bạn tôi làm con nuôi liệu có được không vì tôi là phụ nữ chưa có gia đình.Muốn nhận nuôi bé thì phải làm thủ tục như thế nào? Mong luật sư tư vấn. Xin cảm ơn.

TRẢ LỜI
Cơ sở pháp lý
Luật Nuôi con nuôi 2010
Nội dung tư vấn
Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Việt Luật. Sau khi nghiên cứu vấn đề này chúng tôi xin đưa ra giải đáp cho chị như sau:

1. Điều kiện để nhận nuôi con nuôi

Để nhận nuôi con nuôi thì phải có các điều kiện sau:

– Đối với người được nhận làm con nuôi (Khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010)

+ Trẻ em dưới 16 tuổi;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;

+ Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Thủ tục nhận nuôi con nuôi

– Đối với người nhận con nuôi (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010)

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

– Về sự đồng ý cho làm con nuôi (Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010)

Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 nuôi: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.”

Như vậy, pháp luật hiện hành đã ghi nhận quyền được nhận nuôi con của người độc thân. Chỉ cần bạn thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi cũng như không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 14, bạn hoàn toàn có thể tiến hành nhận nuôi trẻ.

2. Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Hồ sơ trong thủ tục nhận nuôi con nuôi

– Hồ sơ đối với người nhận nuôi con nuôi:

+ Đơn xin nhận con nuôi;

+ Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Việc bạn là người độc thân thì phải có giấy xác nhận tình trạng độc thân do UBND xã nơi đăng ký thường trú cấp
– Hồ sơ đối với người được nhận làm con nuôi:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng.

Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi

Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

Thời hạn giải quyết đăng ký nuôi con nuôi

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, dù bạn chưa đăng ký kết hôn nhưng theo quy định của pháp luật bạn hoàn toàn có quyền nhận nuôi con nuôi nếu đáp ứng đúng điều kiện luật định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Việt Luật về điều kiện và thủ tục nhận nuôi con nuôi. Nếu còn vướng mắc, chưa hiểu rõ hay cần sự hỗ trợ pháp lý khác chị vui lòng liên hệ qua tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí 0965 999 345 hoặc gửi thông tin qua Email để được hỗ trợ kịp thời!

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ