Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty là một trong các hình thức để công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Hiện nay thì nhiều công ty lựa chọn thành lập chi nhánh hạch toán độc lập để thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy chi nhánh hạch toán độc lập là gì và thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập được pháp luật quy định như thế nào?

thanh-lap-chi-nhanh-cong-ty-hach-toan-doc-lap
Thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập

1. Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành năm 2020 thì chi nhánh do công ty thành lập, là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp và thực hiện chức năng của doanh nghiệp (một phần hoặc toàn bộ).

Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đáp ứng và phù hợp với các ngành nghề mà công ty đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Khi thành lập đơn vị chi nhánh thì công ty có quyền thành lập chi nhánh hạch toán độc lập hoặc thành lập chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc tùy vào nhu cầu thực tế của công ty.

Hiện nay thì pháp luật không có sự phân biệt giữa chi nhánh hạch toán độc lập hay chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Tuy nhiên, hai loại hình chi nhánh này khi hoạt động sẽ có sự khác nhau về chế độ kế toán.

Dấu hiệu nhận biết một chi nhánh hạch toán độc lập bao gồm:

– Chi nhánh hạch toán độc lập được cấp mã số thuế riêng bao gồm 13 số.

– Chi nhánh có con dấu và tài khoản ngân hàng riêng.

– Chi nhánh có sử dụng hoá đơn và lập báo cáo về việc sử dụng hóa đơn tại địa điểm kinh doanh của mình.

– Chi nhánh hạch toán độc lập ngoài việc kê khai lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân như chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh hạch toán độc lập còn phải quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân tại trụ sở của chi nhánh.

Khi hết năm tài chính thì công ty phải làm báo cáo tài chính hợp nhất để nộp cho cơ quan thuế quản lý tại trụ sở chính của công ty.

– Mọi hoạt động thu chi phát sinh tại Chi nhánh đều được bộ máy kế toán ghi nhận ở sổ kế toán của chi nhánh.

Có thể hiểu, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ thực hiện các hoạt động như một doanh nghiệp bình thường sau khi được công ty thành lập nên. Sau đó thì công ty sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất về tổng các khoản thu chi của công ty.

2. Thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Một doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại các địa bàn nhất định. Việc lựa chọn kê khai thuế theo hình thức hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc dựa vào nhu cầu của công ty và việc kê khai khi thành lập chi nhánh. Về cơ bản thì thủ tục thành lập chi nhánh đối với hai hình thức chi nhánh này là giống nhau:

Hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh bao gồm:

– Thông báo về việc thành lập chi nhánh của công ty (theo mẫu do Bộ KH&ĐT ban hành).

– Quyết định thành lập và biên bản họp của công ty về việc thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động kinh doanh (bản sao hợp lệ).

– Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động của người đứng đầu chi nhánh (bản sao hợp lệ).

– Giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân của người đứng đầu chi nhánh như thẻ căn cước, chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao hợp lệ).

– Một số giấy tờ cần thiết khác.

  • Công ty tiến hành gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi đặt trụ sở của chi nhánh.
  • Trong thời gian 03 ngày từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho công ty. Nếu từ chối cấp thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

3. Các công việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập

Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh công ty. Do chi nhánh hạch toán độc lập nên chi nhánh sẽ cần có tài khoản ngân hàng riêng biệt để thuận tiện cho giao dịch với khách hàng. Thủ tục mở ngân hàng cho chi nhánh cũng tương tự như mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Người đứng đầu chi nhánh cần cầm theo con dấu của chi nhánh và bản sao đăng ký kinh doanh của chi nhánh ra ngân hàng tạo tài khoản.

Mua chữ ký số: Cũng giống như thành lập công ty thì việc thành lập chi nhánh cũng cần phải có chữ ký số. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì khách hàng cũng cần phải kê khai các loại thuế qua phương thức điện tử. Chính vì vậy việc mua chữ ký số là bắt buộc. Quý khách có thể lựa chọn 1 trong nhiều hãng cung cấp chữ ký số hiện nay.  Để biết thêm thông tin bạn vui lòng truy cập đường dần dưới đây:

>> Xem ngay: Mua chữ ký số

Đẩy tờ khai thuế môn bài và thực hiện nộp thuế môn bài: Sau khi thành lập chi nhánh công ty bắt buộc phải nộp tờ khai trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh đối với chi nhánh không phát sinh xuất bán hóa đơn. Hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng nếu chi nhánh công ty có phát sinh doanh thu và xuất bán hóa đơn. Có nhiều cách lập tờ khai thuế môn bài bạn có thể theo dõi trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Cách lập tờ khai môn bài.

Về nộp thuế môn bài cũng có nhiều cách: có thể nộp tại các điểm thu ngân sách hoặc nộp thuế điện tử qua ngân hàng.

Phát hành hóa đơn điện tử: Đối với chi nhánh hạch toán độc lập để xuất được hóa đơn khi bán hàng thì phải tiến hành làm thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng điện tử. Cũng giống như công ty quý khách hàng có thể lựa chọn các nhà cung cấp hóa đơn như newinvoice, Viettel, VNPT, misa, esayinvoice,…vv

Nộp tờ khai thuế hàng quý: Hết hạn thời hạn kê khai báo cáo quý của chi nhánh cần phải thực hiện kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế theo đúng quy định và nộp bằng hình thức điện tử. Đề nghị chủ sở hữu nên đôn đốc nhân viên của mình thực hiện đầy đủ tờ khai, báo cáo đúng thời gian quy định.

Việc phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập với phụ thuộc chỉ căn cứ vào chế độ kế toán của mỗi loại hình chi nhánh, còn trình tự thành lập chi nhánh là giống nhau, đều phải tuân theo thủ tục do pháp luật doanh nghiệp quy định. Liên hệ ngay đến dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Liên hệ Việt Luật:
——————————————–
⌨️: COMMENT, INBOX chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
☎️: Hoặc liên hệ công ty Việt Luật:
– Hotline: 0985 989 256 – 0965 999 345
– Zalo: 0965 999 345 – 0985 989 256
– Website: tuvanvietluat.com
Địa chỉ trụ sở: số 8 Ngõ 22, Đỗ Quang (61 Trần Duy Hưng) – Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ