Tốc độ chạy xe trong và ngoài thành phố là bao nhiêu?

Chào luật sư, khi điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ cho phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy xin hỏi luật sư, pháp luật quy định tốc độ tối đa mà các phương tiện giao thông được phép chạy là bao nhiêu?

TRẢ LỜI
Căn cứ pháp lý

Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ.

Nội dung tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty dịch vụ tư vấn Việt Luật. Chúng tôi xin đưa ra giải đáp cho bạn như sau:
Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT đưa ra những quy định rất cụ thể về quy định liên quan tới tốc độ đối với xe cơ giới cũng như các xe máy chuyên dùng trong quá trình tham gia lưu thông trên đường bộ.
Điều 6 và Điều 7 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới trong và ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) áp dụng chung cho cả xe ô tô, xe mô tô, xe máy và các loại xe tương tự (trừ những nơi có biển báo quy định cụ thể).
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư tối đa là 60 km/h trên đường đôi, có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Với đường 2 chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông cư được quy định:
– Đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 90km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 80km/h.
– Đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 80km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 70km/h.
– Đối với ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 70km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 60km/h.
– Đối với ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 60km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 50km/h.
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) khi tham gia giao thông được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Việt Luật liên quan đến tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông. Nếu còn vướng mắc, chưa hiểu rõ hay cần sự hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí 0965999345 hoặc gửi thông tin qua Email để được hỗ trợ kịp thời!

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ