Hướng dẫn đăng ký tên doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp hay thành lập công ty hay các loại hình kinh doanh thì vấn đề đăng ký đặt tên tên công ty ,doanh nghiệp là điều hết sức cần lưu tâm với các nhà đầu tư , bới có tên doanh nghiệp phù hợp với hình thức kinh doanh của mình cũng như trùng lặp với dữ liệu trên sở KHĐT hay không?

Trước khi quyết định đặt tên nào đó cho doanh nghiệp, cần kiểm tra tên doanh nghiệp dự kiến có trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký bằng cách truy cập vào website: www.dangkykinhdoanh.gov.vn, mục Dịch vụ công/Tra cứu tên doanh nghiệp.

Đặt tên công ty, doanh nghiệp
Việt Luật hướng dẫn đăng ký, đặt tên công ty khi thành lập

(Quy định tại Điều 18 Nghị định 01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

TÊN DOANH NGHIỆP là hình ảnh, đồng thời là tài sản tạo nên thương hiệu công ty, giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển, do đó, bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn, và tranh chấp phát sinh về sau.

Trước khi quyết định đặt tên nào đó cho doanh nghiệp, cần kiểm tra tên doanh nghiệp dự kiến có trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký bằng cách truy cập vào website: www.dangkykinhdoanh.gov.vn, mục Dịch vụ công/Tra cứu tên doanh nghiệp.

Quy tắc đăng ký, đặt tên công ty

Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt:

TÊN DOANH NGHIỆP phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

TÊN DOANH NGHIỆP = “Loại hình doanh nghiệp” + “Tên riêng của doanh nghiệp”

Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp tư nhân  Thương mại Việt Luật”; “Công ty TNHH Việt Luật”

Chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.

Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Công ty cổ phần tư vấn Việt Luật” nếu doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh “, nhành nghề luật.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt:

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Ví dụ: “Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Hy Vọng” có thể sử dụng tên tiếng Anh là: “Hope Investment Consulting and Construction Designing CompanyLimited” hoặc “Hy Vong Investment Consulting and Construction Designing CompanyLimited”

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Ví dụ: “Hope Investment Consulting and Construction Designing Company Limited” có thể viết tắt là “Hope Co.,Ltd ”.

Hoặc “Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng ABC”có thể viết tắt là “Công ty TNHH ABC”.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Nam và Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Lam

b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-” ; chữ “và”;

Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại ABC và Công ty TNHH Thương mại A&BC

c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: Công ty TNHH Hoàng Hôn và Công ty cổ phần Hoàng Hôn

e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: Công ty cổ phần Đầu tư Phương Tây và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phương Tây New

Hoặc Doanh nghiệp tư nhân Tân Tín Nghĩa và Công ty TNHH Tân Tín Nghĩa

g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Bia Hà Nội và Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Bia Hà Nội

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Xây dựng Nam Á và Công ty cổ phầnThương mại Xây dựng Nam Á

Trên đây là toàn bộ các nội dung có liên quan đến việc hướng dẫn đăng ký tên công ty khi thành lập doanh nghiệp. Khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn vui lòng liên hệ ngay với Việt Luật để nắm bắt thông tin cụ thể. 0985989256

Quý khách hàng có thể liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Việt Luật để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ