Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Hôm nay để khách hàng hiểu rõ hơn về công ty tnhh 1 thành viên và cũng nhằm nắm bắt được các thông tin cụ thể của loại hình doanh nghiệp này trước khi thành lập Việt Luật xin mời quý khách hàng theo dõi bài viết Đặc điểm công ty TNHH 1 thành viên để khách hàng nắm bắt được.

Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần ra công chúng để tăng vốn điều lệ. Đối với công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty bằng số vốn điều lệ.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là tổ chức kinh doanh do một tổ chức khác làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của công ty bằng số vốn điều lệ.

Ưu điểm, nhược điểm của loại hình thành lập công ty TNHH 1 thành viên.

Ưu điểm của công ty tnhh 1 thành viên

  • Đối với công ty TNHH một thành viên, do được hình thành từ một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hay nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã đăng ký ban đầu khi thành lập.
  • Công ty TNHH một thành viên có số lượng thành viên không nhiều, đồng thời những thành viên trong công ty điều là những người quen biết cùng nhau thành lập doanh nghiệp nên việc quản lý cũng như điều hành của công ty không quá phức tạp.
  • Việc thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ giúp cho chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.

Nhược điểm của công ty tnhh 1 thành viên:

  • Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định, công ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ trong suốt thời gian hoạt động. Chính vì thế việc huy động vốn tương đối khó khăn, khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì chỉ có cách thực hiện là chuyển nhượng vốn cho người khác hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới (trong trường hợp này phải thay đổi hình thức doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Không được huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

Xem thêm: thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

Theo điều 65 Luật Doanh nghiệp Luật số: 59/2020/QH14 Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định thì chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có các nghĩa vụ sau đây:
“1. Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ của công ty.
3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản công ty.
Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.”

Điều lệ công ty tnhh 1 thành viên

Điều lệ công ty tnhh 1 thành viên là văn bản quy định chung về việc hoạt động của doanh nghiệp. Điều lệ công ty tnhh 1 thành viên sẽ tuân theo luật doanh nghiệp và bao gồm các thông tin sau đây:

NỘI DUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Theo điều 22 Luật Doanh nghiệp Luật số: 59/2020/QH14 Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định : Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Cá nhân thành lập gồm có các nội dung cơ bản sau:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Ngành, nghề kinh doanh.
3. Vốn điều lệ.
4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của chủ sở hữu công ty.
5. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty..
6. Cơ cấu tổ chức quản lý.
7. Người đại diện theo pháp luật của công ty.
8. Thể thức thông qua quyết định của công ty.
9. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên.
10. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
12. Họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty.
13. Các nội dung khác do chủ sở hữu ghi vào nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Lưu ý: Hiện nay luật doanh nghiệp mới 2020 đã được áp dụng sẽ có những thay đổi nhất định liên quan đến việc thành lập các loại hình công ty, do vậy nếu bạn có nhu cầu nắm rõ ràng và chi tiết hơn các quy định và thủ tục mới, hãy liên hệ trực tiếp tới Việt Luật hoặc tới trụ sở công ty chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ