Một người được thành lập bao nhiêu công ty

Câu hỏi tình huống: Một người được thành lập bao nhiêu công ty?

Kính chào Luật sư, Tôi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vào năm 2016, tôi chỉ làm công việc ở công ty này chứ không làm việc thêm ở đâu khác. Hiện nay tôi có ý định kết hợp làm ăn với bạn ở khu vực lân cận và có bàn là thành lập công ty cổ phần nhưng tôi đang băn khoăn không hiểu có được đứng tên lập thêm công ty cổ phần chung với bạn không? Hiện nay và sau này tôi có thể thành lập được bao nhiêu doanh nghiệp ạ, khi máu kinh doanh đã nổi lên thì tôi muốn đầu tư nhiều thêm nữa. Trân trọng!

mot-nguoi-co-the-thanh-lap-bao-nhieu-cong-ty
Một người có thể thành lập bao nhiêu công ty

Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020
Trả lời:

* Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi thắc mắc về hòm thư của công ty tư vấn Việt Luật. Dựa theo những quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:

Điều kiện để một cá nhân thành lập doanh nghiệp

Điều kiện để một cá nhân thành lập công ty phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên và không thuộc một trong các trường hợp sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước

–  Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Lưu ý: Nếu cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận đầu tư và  các giấy tờ liên quan liên quan.

Một người được thành lập tối đa bao nhiêu công ty

Loại trừ những trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp thì để giúp bạn có câu trả lời chính xác chúng tôi sẽ phân tích một số hạn chế đối với những người đã và đang tham gia thành lập doanh nghiệp:

Câu trả lời cho câu hỏi này để có thể đầy đủ nhất là căn cứ vào loại hình doanh nghiệp.

– Đối với loại hình công ty tư nhân: Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, mỗi cá nhân chỉ có thể thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh. Điều này có nghĩa là khi cá nhân đã thành lập doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân khác, kể cả trên các tỉnh thành khác nhau, không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Đối với loại hình công ty hợp danh: Căn cứ Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020, cá nhân trong công ty hợp oanh có thể là  thành viên hợp danh hoặc thành viên  góp vốn.

+ Trường hợp cá nhân là thành viên hợp danh: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Điều này có nghĩa thành viên của công ty hợp danh nếu được nhất trí thì thành viên này có thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác và cũng không giới hạn số lượng công ty hợp danh mà một thành viên hợp danh có thể là thành viên. Tuy nhiên, trong thực tế rất hiếm có thành viên nào lại đồng ý điều này.

+ Trường hợp cá nhân là thành viên góp vốn: Nếu là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh thì bạn hoàn thành có thể mua cổ phần/góp vốn vào 1 hay nhiều công ty cổ phần/công ty TNHH/công ty hợp danh khác.

– Đối với loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH: Luật Doanh nghiệp hiện hành không có quy định nào liên quan đến việc hạn chế số lượng công ty mà cá nhân được phép thành lập. Và như vậy, nếu đã không có quy định thì cá nhân được phép thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.

Xem thêm:

* Trường hợp của bạn hiện nay đã thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và muốn thành lập thêm công ty cổ phần thì vẫn được phép. Hiện nay không thể trả lời chính xác là số doanh nghiệp bạn có thể thành lập tối đa là bao nhiêu nhưng nếu bạn chỉ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần thì số lượng công ty được thành lập là không giới hạn. Sau này muốn thành lập các doanh nghiệp khác thì bạn phải theo dõi quy định của pháp luật doanh nghiệp tại thời điểm đó. Quy định hạn chế số lượng doanh nghiệp được thành lập trong một số trường hợp như vậy là nhằm bảo vệ quyền lợi của những người/tổ chức có quan hệ làm ăn với những công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân bởi thành viên hợp danh của công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn với những hoạt động kinh doanh của công ty, nếu thành lập nhiều công ty thì không tránh khỏi nhiều trường hợp làm ăn thua lỗ và nhiều khoản nợ xấu không trả được.

Bài viết liên quan:  Lợi ích của việc thành lập công ty

Như vậy Việt Luật đã giải đáp cho khách hàng một người được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài tư vấn pháp luật hoặc liên hệ với dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ tại Việt Luật hỗ trợ tư vấn 24/7 để nhận được sự giải đáp kịp thời nhất

LIÊN HỆ NGAY: ĐĂNG KÝ ONLINE THÀNH LẬP CÔNG TY NHANH GIẢM 20% PHÍ DỊCH VỤ

Vì sao nên thành lập công ty tại Việt Luật

Việt Luật là đơn vị trong lĩnh vực Luật nhiều năm được khách hàng đánh giá cao về thái độ và chất lượng dịch vụ, chúng tôi có đội ngũ dày dặn kinh nghiệm trong việc cá nhân muốn thành lập công ty đảm bảo khách hàng sẽ được tư vấn các nội dung cụ thể như sau:

Tư vấn đặt tên công ty, miễn phí tra cứu tên công ty để đảm bảo không bị trùng lặp, tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ bảo hộ logo, nhãn hiệu cho khách hàng khi cần thiết

Tư vấn cho khách hàng đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với mô hình kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình hoạt động sau này

Tư vấn điều kiện thành lập đầy đủ theo quy định của Luật doanh nghiệp đề ra. Đảm bảo mọi thông tin tư vấn đều chính xác

Soạn thảo và và hoàn thiện đầy đủ giấy tờ thành lập công ty.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trước và sau khi thành lập công ty.

Tư vấn pháp luật về các mảng như: thuế, dịch vụ kế toán thuế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo cho việc vận hành doanh nghiệp được trơn tru, hiệu quả.

Nếu còn thông tin nào chưa rõ hoặc có nhu cầu thành lập công ty, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hơn cụ thể.

CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT

  • Địa chỉ: Tầng 5 số 45 Trung Kính – Trung Hòa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
  • SĐT: 0985 989 256/ 0965 999 345
  • Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
  • Website: https://tuvanvietluat.com
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ