Những điều cần biết về quy định đóng dấu treo và dấu giáp lai?

Quy định dấu treo và dấu giáp lai theo quy định hiện nay ra sao? Tư vấn Việt Luật có những nội dung phân tích về vấn đề này theo tình huống thắc mắc từ phía khách hàng mà chúng tôi thường xuyên tư vấn.
Nội dung câu hỏi khách hàng thường như sau:
Xin chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc, mong Luật sư có thể giải đáp. Đó là: dấu treo, dấu giáp lai là gì? Hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về việc đóng dấu treo và dấu giáp lai?
Cơ sở pháp lý
  • Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư
  • Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
Những nội dung giải đáp từ tư vấn Việt Luật:

1. Dấu treo

Đóng dấu treo là dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính.
Các loại văn bản thường đóng dấu treo:
  • Hóa đơn
  • Xác nhận đối với các phòng nghiệp vụ đối với việc thực tập của sinh viên
  • Các văn bản mang tính thông báo trong cơ quan
  • Thông báo
  • Hợp đồng,..vv
hinh-anh-dong-dau-treo
Hình ảnh đóng dấu treo trên hóa đơn

2. Dấu giáp lai

Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề trái hoặc lề phải văn bản gồm 02 tờ trở lên để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Việc đóng dấu giáp lai cũng không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.
Các văn bản thường áp dụng:
  • Thường được sử dụng khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng
  • Ảnh chứng minh nhân dân
  • Bằng cấp các loại hay các công văn có dán ảnh;…
  • Hợp đồng, văn bản, quyết định,…vv ( các loại văn bản có số trang từ 2 trang trở lên thì đều phải đống dấu giáp lai)
hinh-anh-dong-dau-giap-lai
Hình ảnh đóng dấu giáp lai

3. Quy định về việc đóng dấu

Cho đến hiện nay, việc đóng dấu treo, dấu giáp lai được quy định tại Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư:
“Điều 26. Đóng dấu
1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.”
Theo đó, dấu treo sẽ được đóng lên trang đầu, trùm lên tên cơ quan tổ chức hoặc tên phụ lục của phụ luc kèm theo văn bản chính. Mục đích của việc đóng dấu này làm nhằm xác nhận, khẳng định về mặt hình thức văn bản phụ là một bộ phận của văn bản chính. Đồng thời nhằm hạn chế việc thay đổi cũng như giả mạo giấy tờ.
Còn đối với dấu giáp lai, việc đóng dấu được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Cụ thể, dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

Xem thêm:  Dịch vụ khắc dấu giá rẻ

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ