Xin cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải là quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian. Theo nghĩa rộng dịch vụ vận tải là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian. Theo nghĩa hẹp (dưới góc độ kinh tế), Dịch vụ vận tải là sự di chuyển vị trí của hành khách và hàng hoá trong không gian khi thoả mãn đồng thời 2 tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập. Công ty/doanh nghiệp muốn xin cấp phép kinh doanh dịch vụ vận tải thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ và thu tục như thế nào? Công ty Việt Luật sẽ giải đáp những vướng mắc của quý khách hàng cụ thể như sau:

dieu-kien-kinh-doanh-dich-vu-van-tai-min

Căn cứ pháp lý:

– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

– Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/1/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương

– Văn bản số 777/BGTVT-VT ngày 20/01/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc trả lời một số Sở Giao thông vận tải và thống nhất thực hiện đối với một số nội dung quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và  Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT.

– Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

– Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

– Thông tư 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

– Căn cứ Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố.

– Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố về việc bãi bỏ các Quyết định thu phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành căn cứ Pháp lện Phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành. hông vận tải có lịch hẹn trực tuyến (mã code) trên trang đăng ký dịch vụ công trực tuyến o-bidi-language:AR-SA’>Sau khi thẩm định hồ sơ đúng theo quy định, Sở GTVT Hà Nội sẽ hẹn lịch để Đơn vị đến nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính . Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thụ lý, sẽ có phản hồi và nêu rõ lý do qua trang thông tin dịch vụ công trực tuyến.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải

Hồ sơ kinh doanh vận tải

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;

– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

– Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

–  Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Thời gian: 15 ngày làm việc

Quý khách lưu ý sau khi hoàn thành các bước để mở công ty thì mới có thể xin cấp phép( giấy phép con) kinh doanh dịch vụ vận tải, vậy nếu quý khách có những vấn đề gì vướng mắc hay cần tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ