Sở hữu trí tuệ là gì?

Hiện nay ở Việt khái niệm sở hữ trí tuệ còn rất mới mẻ đối với đa số người dân Việt Nam. Việc phải bảo quản công bố quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn khó khăn chưa thực sự nhiều người hiểu được sở hữu trí tuệ là gì. Vì vậy để giúp quý khách hàng và bạn đọc hiểu được sở hữu trí tuệ là gì Việt Luật xin mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của Việt Luật để nắm bắt được sở hữu trí tuệ là gì?

1. Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ được hiểu đơn giản là những sản phẩm được làm ra bằng trí tuệ do con người sở hữu, cụ thể hơn là các quyền lợi hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ của con người. Các sản phẩm đó có thể là tác phẩm văn học, phần mềm, các sản phẩm âm nhạc, phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, … Gồm có quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu của cá nhân đối với các sản phẩm, tài sản do sự sáng tạo của trí óc con người làm ra. Nói đến quyền sở hữu trí tuệ là phải nói đến quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các sản phẩm trí tuệ.

2. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

a. Quyền tác giả

Trong nhóm quyền tác giả gồm có quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Quyền tác giả là quyền của các cá nhân hoặc tổ chức đối với các sản phẩm do mình tự sáng tạo ra và do mình sở hữu, đó là các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân đối với các cuộc biểu diễn sản phẩm trí tuệ của tác giả, các bản ghi âm ghi hình, tín hiệu vệ tinh và những chương trình phát sóng đã được mã hóa

b. Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp, của các tổ chức, cá nhân đối với những phát minh, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại và nhãn hiệu, bí mật kinh doanh và chỉ dẫn địa lý, … do chính cá nhân, tổ chức đó sáng tạo ra hoặc do chính họ sở hữu

c. Quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các loại giống cây trồng do chính mình lựa chọn gây giống, sáng tạo, phát hiện hoặc là được thừa hưởng quyền sở hữu

Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng này là vật liệu để thu hoạch hoặc là vật liệu để gây giống

Xem thêm: Tra cứu nhãn hiệu Cục Sở hữu trí tuệ

3. Khi nào thì cần đăng ký sở hữu trí tuệ?

Ngay tại thời điểm doanh nghiệp tung ra một sản phẩm ra thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng thì sớm muộn cũng sẽ bị đối thủ cạnh tranh nghĩ cách và sản xuất ra những sản phẩm gần giống hoặc tương tự. Trường hợp không mong muốn có thể xảy ra sẽ là đối thủ cạnh tranh đó có thế mạnh về tài chính, có nhiều mối quan hệ với mạng lưới các đại lý phân phối trên cả nước, có đầu vào nhập nguyên liệu với giá rẻ hơn nên sẽ cho ra một sản phẩm trông giống hệt gây nhầm lẫn, chất lượng lại tương tự hoặc có thể không bằng nhưng lại có giá thành rẻ hơn, phù hợp với nhu cầu và tài chính của người tiêu dùng, điều này sẽ tạo nên một áp lực không hề nhỏ trong kế hoạch kinh doanh và quá trình hoạt động của doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ gốc

Cứ như vậy đến một lúc nào đó, nhà sản xuất sản phẩm gốc sẽ phải tự minh đào thải ra khỏi môi trường kinh doanh, nhất là khi họ đã đổ công sức, tiền bạc và cả trí tuệ để có thể đưa ra một sản phẩm tốt nhất để gửi đến khách hàng, nhưng tất cả lại chỉ để đổ dồn lợi nhuận cho đối thủ cạnh tranh, họ hưởng nguồn lợi nhuận dồi dào mà không phải mất quá nhiều tiền vào sản phẩm cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường nhờ việc dựa hơi vào một sản phẩm tiên phong quá chất lượng.

Chính nhờ thực tế này mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ cho sản phẩm trí tuệ của mình, bởi khi đã đăng ký bảo hộ thì nhà sản xuất sẽ độc quyền sử dụng và phát hành các sản phẩm trí tuệ của mình ra thị trường và hạn chế được mức thấp nhất các hành vi sao chép, cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ, và việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng là một bằng chứng chứng minh khi xảy ra mâu thuẫn giữa nhà sản xuất gốc và bên sao chép.

Các quy định về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chưa được phổ cập đến với người dân, hơn nữa đây lại là một lĩnh vực luật trừu tượng và tương đối khó hiểu. Vậy nên nếu có bất kỳ khó khăn gì trong việc hiểu và áp dụng, quý khách hàng hãy gọi đến cho  dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tại Việt Luật chúng tôi để được giải đáp và hướng dẫn tận tình nhất có thể!

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ