Vốn pháp định là gì?

Đối với những ngành nghề có điều kiện quy định về mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thì đó được coi là mức vốn pháp định. Vậy vốn pháp định là gì? Các ngành nghề kinh doanh nào yêu cầu phải có vốn pháp định?

Căn cứ pháp luật:

Luật doanh nghiệp 2020

Vốn pháp định là gì?

  • Vốn pháp định của doanh nghiệp mà mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có khi thành lập doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định. Mức vốn pháp định là do cơ quan có thẩm quyền quy định, mức vốn sẽ khác nhau tùy vào từng quy mô ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
  • Khác với vốn điều lệ được xác định theo từng mô hình doanh nghiệp, còn vốn pháp định thì được xác định theo các ngành nghề kinh doanh cụ thể.
  • Pháp luật có quy định về mức vốn pháp định đối với một số ngành nghề cụ thể nhằm đảm bảo khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Một số ngành nghề hiện nay pháp luật quy định mức vốn pháp định là những ngành nghề cần nguồn lực tài chính lớn như kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, vàng và kinh doanh bất động sản, du lịch… Vốn pháp định được thể hiện bằng số tiền cụ thể và tuyệt đối.
  • Vốn pháp định là mức vốn cố định do pháp luật quy định còn vốn điều lệ của doanh nghiệp có thể được điều chỉnh tăng giảm trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Việc xác định các mức vốn pháp định đối với một số ngành nghề ở Việt Nam được ghi nhận thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình giảm bớt vai trò của vốn pháp định đến các doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định.
  •  Việc quy định mức vốn pháp định đối với một số ngành nghề liên quan đến tài chính nhằm đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để thực hiện hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

+ Nhà đầu tư mà muốn hoạt động trong một số ngành nghề mà pháp luật có quy định về mức vốn pháp định thì nhà đầu tư phải đáp ứng được bằng hoặc lớn hơn mức vốn đó thì mới được tiến hành hoạt động ngành nghề đó trên thực tế.

+ Nhà đầu tư hoạt động những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì phải chứng minh năng lực tài chính của mình và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận mức vốn, tình trạng tài sản của doanh nghiệp hoặc chứng minh bằng các cách hợp pháp khác nhau.

STT Ngành nghề kinh doanh  Văn Bản quy định Vốn pháp định Đối tượng áp dụng
1 Sở Giao dịch hàng hóa Điều 8 Nghị định 51/2018/NĐ-CP 150 tỷ đồng
2 Điều 17 Nghị định 51/2018/NĐ-CP 5 tỷ đồng Thành viên môi giới
3 Điều 21 Nghị định 51/2018/NĐ-CP 75 tỷ đồng Thành viên kinh doanh
4 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh Điều 23 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi
5 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt Điều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
6 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng Điều 25 Nghị định 68/2018/NĐ-CP Ký quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
7 Thành lập trường trung cấp sư phạm Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng
8 Thành lập trường cao đẳng sư phạm Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng
9 Thành lập trường đại học tư thục Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Trên 500 tỷ đồng
10 Dịch vụ bảo vệ Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP 1.000.000 USD Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam
11 Kinh doanh dịch vụ lữ hành Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP 100 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
12 250 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
13 500 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
14 Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
15 Bán hàng đa cấp Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP 10 tỷ đồng
16 Cho thuê lại lao động Điều 05 Nghị định 29/2019/NĐ-CP Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
17 Dịch vụ việc làm Điều 10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP Ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính
18 Kinh doanh bất động sản Điều 03 Nghị định 76/2015/NĐ-CP 20 tỷ đồng
19 Văn phòng Thừa phát Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP Ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng
20 Kinh doanh sản xuất phim Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP 200 triệu đồng
21 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP 2 tỷ đồng
22 Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Tổ chức nước ngoài
23 Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Tổ chức Việt Nam
24 Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 300 tỷ
25 Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh
26 Kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh 400 tỷ
27 Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 600 tỷ
28 Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí 800 tỷ
29 Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí 1000 tỷ
30 Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 300 tỷ
31 Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 400 tỷ
32 Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 700 tỷ
33 Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 1100 tỷ
34 Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 4 tỷ
35 Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm 8 tỷ
36 Kinh doanh vận chuyển hàng không Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 700 tỷ Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế
37 300 tỷ Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa
38 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 1.000 tỷ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế
39 600 tỷ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa
40 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 1.300 tỷ Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế
41 700 tỷ Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa
42 Kinh doanh cảng hàng không Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 100 tỷ cảng hàng không nội địa
43 200 tỷ cảng hàng không quốc tế
44 Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 30 tỷ
45 Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa
46 Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu
47 Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển Điều 04 Nghị định 147/2018/NĐ-CP 50 tỷ
48 Hoạt động thông tin tín dụng Điều 01 Nghị định 57/2016/NĐ-CP 30 tỷ
49 Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ Điều 06 Nghị định 69/2016/NĐ-CP 5 tỷ
50 Kinh doanh hoạt động mua bán nợ Điều 07 Nghị định 69/2016/NĐ-CP 100 tỷ
51 Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ Điều 08 Nghị định 69/2016/NĐ-CP 500 tỷ
52 Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng Điều 05 Nghị định 84/2016/NĐ-CP 6 tỷ
53 Môi giới chứng khoán Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 25 tỷ
54 Tự doanh chứng khoán 50 tỷ
55  Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ
56 Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ
57 công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 25 tỷ
58 Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng Điều 79 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 50 tỷ
59 Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ Điều 87 Nghị định 58/2012/NĐ-CP 50 tỷ
Một số ngành nghề có quy định về mức vốn pháp định khi thực hiện hoạt động kinh doanh:
  • Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế: theo quy định của pháp luật du lịch thì mức ký quỹ đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế từ 250 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì mức vốn pháp định cần có là 05 tỷ đồng theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
  • Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, dịch vụ bảo vệ thì mức vốn pháp định là 02 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đảm bảo mức vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không: mức vốn pháp định từ 30 tỷ đến 100 tỷ đồng tùy thuộc vào lĩnh vực cảng hàng không.
  •  Mức vốn pháp định của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là 10 tỷ đồng, của Ngân hàng thương mại cổ phần là 1000 tỷ đồng, Quỹ tín dụng trung ương là 1000 tỷ đồng, Quỹ tín dụng cơ sở là 100 triệu đồng, của công ty tài chính là 300 tỷ đồng…
Hầu hết các ngành nghề có quy định về mức vốn pháp định đều là những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực tài chính hoặc những ngành nghề cần nguồn lực tài chính lớn để thực hiện hoạt động kinh doanh. Vì vậy pháp luật quy định về mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình diễn ra đúng tiến độ và mục đích dự kiến.
Nếu bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề yêu cầu có mức vốn pháp định hoặc cần giải đáp thêm về vốn pháp định là gì? Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên Việt Luật tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho bạn.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ