Thủ tục rút vốn khỏi công ty cổ phần ?

Làm thế nào để tiến hành các thủ tục rút vốn trong công ty cổ phần theo đúng các quy định của pháp luật hiện nay? Trong bài viết này chúng tôi phân tích và trích dẫn những nội dung pháp lý để cá nhân, doanh nghiệp có thể nắm bắt cụ thể nhất. Rút vốn khỏi công ty cổ phần.

Việt Luật trích dẫn nội dung về những ý kiến vướng mắc mà chúng tôi thường xuyên nhận được qua các kênh hỗ trợ về vấn đề này, và nội dung tư vấn chi tiết để khi tìm hiểu bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tiếp cận các nội dung pháp lý nhanh chóng nhất.

lam-the-nao-de-rut-von-khoi-cong-ty-co-phan-dung-luat

Chủ đề tìm hiểu quy định về rút vốn trong công ty cổ phần hiện nay

Câu hỏi và vướng mắc từ phía khách hàng: Tôi đang sở hữu 11% cổ phần của một công ty. Vì một vài lý do, tôi muốn rút vốn trong công ty này. Vậy, việc rút vốn trong công ty cổ phần hiện nay được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020

Việt Luật giải đáp nội dung cụ thể như sau:

Trước khi tìm hiểu cách thức rút cổ phần, rút vốn khỏi công ty, chúng ta tìm hiểu các loại cổ phần hiện nay !

Thứ nhất: Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông đang nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần này trong vòng 3 năm, kể từ ngày công ty thành lập, sau thời hạn đó cổ phần này chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tư do chuyển nhượng.

Do tính chất đặc biệt của loại cổ phiếu này, pháp luật quy định như vậy  để tránh việc trong thời gian đầu thành lập, việc một cổ đông rút vốn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty.

Thứ hai: Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Với việc cổ công đang nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ đông được quyền  yêu cầu công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.. Tuy cổ phần ưu đãi hoàn lại làm cổ đông mất quyền dự, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông nhưng cổ đông lại được chủ động lớn trong việc rút vốn, đảm bảo sự an toàn nhất định trong quá trình đầu tư vốn của nhà đầu tư.

Thứ ba: Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm công ty thành lập, cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác; nếu được Đại hội đồng cổ đông cho phép, cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác không phải là cổ đông sáng lập. Sau thời hạn 3 năm này, cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Điều này giúp cho sự ổn định của công ty trong thời gian đầu thành lập, nhưng cũng đã giới hạn quyền chuyển nhượng của cổ đông sáng lập.

Thứ tư: Cổ phần phổ thông

Khi cổ đông không nắm giữ cổ phần ưu đãi của công ty, tức là chủ sở hữu của cổ phần phổ thông, cổ đông này hoàn toàn tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần này cho người khác (nếu công ty hoạt động đã trên 03 năm và Điều lệ không quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phân) hoặc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình khi  biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Đây là một trong những lợi thế lớn về khả năng rút vốn của cổ đông phổ thông so với một số cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi.

Khi thực hiện việc rút vốn trong công ty cổ phần hiện nay pháp luật có quy định:

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

>> Như vậy, cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông chỉ được rút vốn thông qua chuyển nhượng cổ phần cho người khác hoặc được công ty mua lại cổ phần.

Chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”

Ngoài ra, đối với cổ đông sáng lập, còn có thêm quy định sau:

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Hình thức thứ hai để rút vốn ra khỏi công ty cổ phần đó là cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần, được quy đinh cụ thể tại Điều 129:

“1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.”

>>> Giải đáp ý chính cho câu hỏi phía trên: Như vậy, dựa vào căn cứ pháp luật nêu trên, bạn có thể cân nhắc một trong hai hình thức rút vốn khỏi công ty cổ phần trong trường hợp cụ thể của mình.

Trên đây là những phân tích, nội dung tư vấn của Việt Luật đối với hoạt động rút vốn của các thành viên trong công ty cổ phần, trong trường hợp còn có những vướng mắc chưa có giải đáp từ bài viết này, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua các kênh hỗ trợ trực tuyến hiện nay để được tư vấn nhanh nhất, rút ngắn thời gian thực hiện nếu với dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty

Kênh hỗ trợ tổng đài 24/7
Hotline hỗ trợ – 0965 999 345  / Điện thoại 02436 856 856
Kênh chat : zalo, viber, skye, facebook…

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ