Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh được nhiều nhà đầu tư kinh doanh chú ý. Trong bài viết này Việt Luật sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Quy trình từng bước thực hiện đăng ký như thế nào. Xin mời theo dõi trong bài dưới đây.

Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là gì? 

Tại điều 79 nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ kinh gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh gọi chung là chủ hộ kinh doanh.

Như vậy hộ kinh doanh cá thể thực chất là ám chỉ 1 cá nhân, 1 hộ gia đình tiến hành các thủ tục đăng ký với cơ quan có thầm quyền nhằm được công nhận và có quyền kinh doanh trong các lĩnh vực mà luật pháp quy định.

Các lý do để lựa chọn thành lập hộ kinh doanh thay vì thành lập doanh nghiệp

Các lợi ích cần thiết phải thành lập hộ kinh doanh thay vì thành lập công ty bao gồm:

  • Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh vô cùng đơn giản giúp cho khách hàng nào cũng có thể tiếp cận với mô hình này.
  • Điều kiện thành lập hộ kinh doanh vô cùng đơn giản.
  • Hộ kinh doanh có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ dễ dàng quản lý và hoạt động vì có số lượng thành viên, lao động ít.
  • Không phải làm các báo cáo hồ sơ sổ sách phức tạp như công ty.
  • Mức thuế suất áp dụng cho hộ kinh doanh cũng nhỏ hơn so với công ty rất nhiều.

Quý khách hàng cũng có thể tham khảo các lý do nên thành lập công ty thay vì đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại đường dẫn dưới đây.

Hộ kinh doanh là mô hình rất hay thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Các mô hình cần phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể như. Quán ăn, Quán cắt tóc, Cửa hàng bán quần áo, Cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán đồ lưu niệm, của hàng bán rau củ quả, cửa hàng bán thiết bị điện nước, cửa hàng bán đồ điện tử, cửa hàng bán xe đạp, cửa hàng sửa chữa xe máy, cửa hàng điện lạnh,..vv Nhìn chung tất cả các ngành nghề có kinh doanh và thu lại lợi nhuận thì đều phải tiến hành thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Các bước đăng ký hộ kinh doanh sau đây đều có thể được áp dụng trên khắp 63 tỉnh thành phố.

Bước 1: Chủ hộ cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh danh đầy đủ và tiến hành lựa chọn hình thức nộp hồ sơ online (đăng ký hộ kinh doanh cá thể online) hay nộp trực tiếp tại UBND cấp Quận (Huyện) nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ theo quy định. Sau khi nộp hồ sơ cơ quan thụ lý sẽ kiểm tra và rà soát hồ sơ nếu đạt điều kiện theo quy định thì trong 3 ngày hộ kinh doanh sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định. Nếu hồ sơ không đạt điều kiện cần sửa đổi hoặc bổ sung thì cơ quan thụ lý sẽ có trách nhiệm thông báo cho chủ hộ theo quy định.

Bước 3: Khi có kết quả chủ hộ cần nộp lệ phí theo quy định của nhà nước. Tùy vào trường hợp doanh đăng ký nộp hồ sơ UBND cấp Quận (Huyện) sẽ trả kết quả tại cơ quan hoặc trả theo đường bưu điện.

Bước 4:  Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh chủ hộ cần tới cơ quan thuế để tiền hành đăng ký mã số thuế cho chủ hộ kinh doanh. việc đăng ký mã số thuế là bắt buộc để áp dụng mức thuế cho hộ kinh doanh hiện tại.

Bước 5. Hộ kinh tiến hành cơ cở vật chất trang thiết bị để phục vụ cho hộ kinh doanh và đóng thuế định kỳ theo quy định. Thuế áp dụng cho hộ kinh doanh có nhiều loại thuế bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài và thuế giá trị gia tăng. Tùy thuộc vào quy mô của hộ kinh doanh mà cơ quan thuế sẽ áp cho hộ kinh doanh 1 mức thuế nhất định.

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm các giấy tờ sau:

giay-to-can-thiet-thanh-lap-ho-kinh-doanh
Giấy tờ cần thiết thành lập hộ kinh doanh
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (Việt luật soạn thảo)
  • Bản sao CMND, căn cước công dân, hộ chiếu,… của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hay người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi một nhóm cá nhân.
  • Hợp đồng thuê nhà, giấy chứng minh quyền sử dụng nhà đất,.. để chứng minh quyền sử dụng địa chỉ kinh doanh
  • Bản sao các chứng chỉ bằng cấp đối với các ngành nghề có điều kiện
  • Đối với những ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề, thì cá nhân cần chuẩn bị thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề
  • Đối với ngành nghề yêu cầu cần có vốn pháp định thì hồ sơ đăng ký phải có bản sao văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định hợp lệ.
  • Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền và chứng minh nhân dân bản sao của người được ủy quyền đi nộp hồ sơ.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Chủ hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm của hộ kinh doanh.

Hiện nay có 2 hình thức nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể:

Nộp hồ sơ trực tiếp: Chủ hộ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể như trên và sau đó tiến hành tới UBND cấp Quận (Huyện) nơi hộ kinh doanh được thành lập để nộp hồ sơ đăng ký theo quy định.

Nộp hồ sơ online: Chủ hộ cần chuẩn bị hồ sơ và scan lại toàn bộ sau đó tại tài khoản và nộp qua trang đăng ký kinh doanh tại trang dịch vụ công của sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ. Sau khi nộp hồ sơ sẽ được chuyển về phòng tài chính kế toán hoặc phòng kế hoạch kinh tế của UBND cấp Quận (Huyện) để xét duyệt hồ sơ đăng ký của chủ hộ.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận (Huyện) sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép.Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

Nếu chủ hộ thấy các công đoạn này phức tạp có thể liên hệ với chuyên viên của chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói uy tín tại Hà Nội.

Một số lưu ý về điều kiện khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể 

Quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam trên 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sự thì được quyền đăng ký hộ kinh doanh.

Những trường hợp sau không được lập hộ kinh doanh

Thứ nhất – người chưa thành niên (theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 21 thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi; Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện; Người từ đủ sáu tuổi đến đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ  mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sẩn phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý), người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự (ví dụ: người tâm thần hoặc mắc các bệnh khác… ), người có khó khăn về nhận thực và làm chủ hành vi (do nhận tình trạng về thể chất hoặc tinh thần);

Thứ hai – người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

  • Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp tuy nhiên không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng, do đó rất nhiều đối tác sẽ cân nhắc khi mua hàng hóa của các hộ kinh doanh cá thể.
  • Hộ kinh doanh cá thể có lợi thế hơn trong việc kê khai thuế vì đơn giản và phù hợp đối với kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống….
  • Vì hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân nên sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn tài sản của chủ hộ về hoạt động kinh doanh, đây là hạn chế của hộ cá thể so với công ty TNHH và công ty cổ phần, cụ thể người góp vốn, sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình khi đưa vào hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh cá thể được quyền chuyển đổi loại hình thành doanh nghiệp như  công ty TNHH và công ty cổ phần. Việc đăng ký thành lập công ty trên cơ sở được chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được thực hiện tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh nơi công ty dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình từ hộ kinh doanh nên thực hiện theo từng loại hình doanh nghiệp.

Lưu ý về cách đặt tên khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Tương tự như cách đặt tên công ty, tên hộ kinh doanh cũng bắt buộc có 2 phần là “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
  • Tên riêng được viết bằng các chứ cái trong tiếng việt, các chữ F,J,Z,W có thể kèm theo chữ số và ký hiệu ví dụ: HỘ KINH DOANH CÁ THỂ NGỌC ÁNH có thể kèm theo số 1,2,3 hoặc các ký hiệu &…. = HỘ KINH DOANH CÁ THỂ NGỌC ÁNH 123.
  • Không dùng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Ví dụ không được đặt trùng tên doanh nhân ví dụ: từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ đe dọa, xúc phạm, phỉ báng bôi nhọ tổ chức cá nhân hoặc ám chỉ sự phân biệt, kỳ thị vùng miền dân tộc được quy định cụ thể tại thông tư 25/11/2014.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ ” công ty” hay “doanh nghiệp” để đặt tên hộ.
  • Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh trong phạm vi cấp huyện.

Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Trước đây mỗi hộ kinh doanh chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại duy nhất tại 1 địa điểm trên phạm vi toàn quốc, hộ kinh doanh sẽ không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, nhưng theo quy định hiện hành hộ kinh doanh sẽ chọn một nơi đăng ký trụ sở chính và có các địa chỉ kinh doanh trực thuộc hộ ở các địa chỉ khác nhau và phải thông báo cho cơ quan thuế và quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm còn lại.

Lưu ý: Địa chỉ không đăng ký ở chung cư và tập thể trừ trường hợp các địa chỉ này có chức năng thương mại theo giấy phép xây dựng ví dụ từ từ tầng 1- 5 của một tòa nhà chung cư thường là tầng có thể đặt được trụ sở.

Lưu ý về vốn điều lệ khi kinh đăng ký kinh doanh của hộ cá thể

Hiện nay đối với việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh luật không quy định số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa để có thể đăng ký. Tuy nhiên cá nhân vẫn cần chú ý rằng đối với hộ kinh doanh, việc chịu trách nhiệm về rủi ro kinh doanh sẽ là chịu trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là chịu bằng tất cả tài sản của cá nhân. Vậy trường hợp kinh doanh không thuận lợi, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả các tài sản của mình chứ không chỉ với số vốn mà bạn đăng ký.

Số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh.

Hiện nay theo nghị định số 01/2021 hộ kinh doanh đã bãi bỏ việc quy định số lượng lao động tối đa. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể đăng ký số lượng lao động tùy ý. Trường hợp kinh doanh ổn thỏa và hộ kinh doanh mong muốn mở rộng kinh doanh thì nên chuyển đổi loại hình từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp TNHH 1 thành viên, 2 thành viên hoặc cổ phần.

Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh: 

  • Về ngành nghề của hộ kinh doanh: chỉ những trường hợp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện mới phải đăng ký hộ kinh doanh cụ thể là các ngành nghề:Việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký (mức thu nhập thấp này được áp dụng tùy theo phạm vi từng địa phương).
  • Đối với một số ngành nghề đặc biệt sẽ có thêm các yêu cầu sau: 

    • Ngành spa như cắt tóc, gội đầu, massage, làm móng,…: yêu cầu phải có chỗ giữ xe cho khách hàng.
    • Ngành bán buôn thực phẩm đồ uống sẽ yêu cầu có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm dù đã được cấp giấy phép kinh doanh thì mới được hoạt động.
    • Ngành dạy yoga sẽ yêu cầu có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.
    • Khi thành lập hộ kinh doanh trong chợ, đối với từng khu vực có thể thành lập hộ kinh doanh hoặc không được thành lập hay mặt hàng này được đăng ký mà mặt hàng kia thì không, điều này sẽ tùy vào quy định của từng khu vực và từng cách bố trí chợ.

Đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh

Thuế môn bài:

Áp dụng theo nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25 tháng 2 năm 2020 thì hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí thuế môn bài năm đầu tiên thành lập. Các năm sau sẽ áp dụng dựa vào doanh thu của hộ kinh doanh.

  • Doanh thu dưới 100 triệu  1 năm được miễn thuế:
  • Doanh thu từ 100 – 300 triệu 1 năm đóng 300 nghìn 1 năm
  • Doanh thu từ 300 – 500 triệu 1 năm đóng 500 nghìn 1 năm
  • Doanh thu trên 500 triệu 1 năm đóng 1 triệu đồng

Thuế GTGT, Thuế TNCN: 

Cách tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân: Với trường hợp hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương thức khoán, thì việc tính thuế GTGT, thuế TNCN của hộ kinh doanh căn cứ như sau:

  • Số thuế GTGT hộ kinh doanh phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT của hộ kinh doanh x tỷ lệ (%) thuế GTGT.
  • Số thuế TNCN hộ kinh doanh phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN của hộ kinh doanh x tỷ lệ (%) thuế TNCN.

Trên cơ sở mức doanh thu do hộ kinh doanh khai báo, mức doanh thu của năm trước, thông tin cơ sở dữ liệu riêng của từng khu vực, dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế – chỉ số giá…Chi cục

Thuế sẽ duyệt mức doanh thu khoán ổn định cho hộ kinh doanh và gửi cho cá nhân kinh doanh đồng thời công khai theo quy định.

Tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân

– Tỷ lệ % thuế GTGT và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu cụ thể theo nhóm ngành được quy định như sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hoá, thì thuế giá trị gia tăng là 1%, thuế thu nhập cá nhân là 0,5%
  • Đối với ngành dịch vụ không bao thầu vật liệu như cắt tóc gội đầu, sửa chữa … thì thuế giá trị gia tăng là 5%, thuế thu nhập cá nhân là 2%
  • Đối với ngành dịch vụ bao thầu vật liệu như sản xuất gia công, chế biến sản phẩm, dịch vụ ăn uống, sửa chữa, bảo dưỡng …thì thuế giá trị gia tăng là 3%;  thuế thu nhập cá nhân là 1,5%
  • Hoạt động kinh doanh khác của hộ kinh doanh thuế giá trị gia tăng là 2%, thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Điểm mới về quy định của hộ kinh doanh cá thể.

  • Được hoạt động tại nhiều địa điểm kinh doanh, quy định tại khoản 2 Điều 86 nghị định 01/2021;
  • Quy định mới về hộ kinh doanh là hộ gia đình tại khoản 1, điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP theo đó hộ gia đình sẽ cử ra một người để làm chủ hộ, trường hợp này phải có biên bản họp thành viên hộ gia đình.
  • Bổ sung thêm trường hợp không được đăng ký hộ kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1, điều 80 nghị định 01/2021.
  • Có thể thuê người quản lý lao động kinh doanh quy định tại khoản 3, điều 81 nghị định 01/2021
  • Về mốc thời gian phải đăng ký thay đổi hộ kinh doanh, quy định tại khoản 1, điều 90 nghị định 01/2021 (trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có thông tin thay đổi).
  • Được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn (khoản 1, điều 91 nghị định 01/2021).
  • Hộ kinh doanh có thể được thuê trên 10 lao động.

Mức thuế xuất GTGT và thuế xuất TNCN dành cho hộ kinh doanh

Bảng thuế xuất cho hộ kinh doanh cá thể áp dụng, căn cứ theo thông tư số 40/2021/TT-BTC

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
1. Phân phối, cung cấp hàng hóa    
– Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng);

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán;

1% 0,5%
– Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

0,5%
2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu    
– Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí;

– Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

– Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;

– Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

– Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

– Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số;

– Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

– Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;

– Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

– Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

– Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;

– Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

– Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

5% 2%
– Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác;

2%
– Cho thuê tài sản gồm:

+ Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú;

+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;

+ Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ;

5% 5%
– Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

5%
3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu    
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

– Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

– Dịch vụ ăn uống;

– Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

– Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

– Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

3% 1,5%
– Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định.

1,5%
4. Hoạt động kinh doanh khác    
– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; 2% 1%
– Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
– Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;

Dịch vụ tư vấn đăng ký hộ kinh doanh cá thể của Việt Luật 

Khi quý khách sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Luật, chúng tôi cam kết sẽ đưa đến quý khách những dịch vụ sau:

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể theo các yêu cầu cũng như điều kiện của từng khách hàng.
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể giúp quý khách.
  • Đại diện thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình mới đi vào hoạt động của hộ kinh doanh.
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề như đăng ký nhãn hiệu, thuế, các giấy phép liên quan cần có trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.

Chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Chi phí đăng ký hộ kinh doanh tại Hà Nội đang được Việt Luật áp dụng cho toàn bộ các Quận huyện. Với giá dịch vụ ưu đãi chỉ 1 triệu đồng cho dịch vụ trọn gói.

Khách hàng sẽ được Việt Luật hỗ trợ đầy đủ các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Thời gian tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Việt Luật chỉ với

Mọi thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thủ tục thành lập công ty quý khách hàng có thể tìm đến Việt Luật để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Để liên hệ hẹn lịch tư vấn cũng như tìm hiểu thêm thông tin, quý khách có thể liên hệ: 0965.999.345 / 0985.989.256

Thông tin liên quan:

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ