Khi xuất khẩu một sản phẩm trong nước sang thị trường nước ngoài thì phải tuân thủ điều kiện nhất định. Thị trường Hoa Kỳ cũng vậy, khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ngoài việc tuân theo các quy định chung còn phải tuân theo các quy định riêng về thị trường này vì Hoa Kỳ là 1 thị trường kiểm soát nghiêm ngặt hàng đầu thế giới. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách hàng, quý doanh nghiệp những Điều kiện xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm sang Hoa Kỳ cụ thể như sau:
Nội dung bài viết
1. Khái quát hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực hải quan đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa được xuất khẩu và cấm xuất khẩu căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội và điều kiện quốc tế.
Hàng hóa khi xuất khẩu thì phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế, các ưu đãi khác hay theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hàng hóa khi xuất khẩu thì phải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, kinh tế toàn cầu, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, tạo doanh thu cho doanh nghiệp, góp phần quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu của quốc gia.
Hình thức xuất khẩu bao gồm:
– Xuất khẩu trực tiếp.
– Uỷ thác xuất khẩu.
– Gia công hàng xuất khẩu.
– Các hình thức khác: xuất khẩu tại chỗ, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, xuất khẩu theo Nghị định thư mà Việt Nam là thành viên.
2. Điều kiện xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
Những năm gần đây, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng tốt tại thị trường Hoa kỳ, tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu từ nước ta sang thị trường Hoa Kỳ vẫn đang ở mức thấp so với dung lượng thị trường hiện nay.
Có thể thấy Hoa Kỳ là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại lớn nhất so với các thị trường nước ngoài khác. Điều kiện xuất khẩu sản phẩm sang hoa kỳ
Cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ không dễ dàng đối với Việt Nam. Khó khăn lớn nhất khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đó là việc bảo hộ của quốc gia này thể hiện qua các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chặt chẽ, an ninh sản phẩm được tăng cường rất mạnh. Do vậy doanh nghiệp cần phải có các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đáp ứng được các tiêu chuẩn thị trường để cạnh tranh được với hàng nội địa và các mặt hàng của các quốc gia khác.
Một trong những rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu đó là thuế, hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp mức thuế cao hơn các nước phát triển khác, và cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN. Việc áp mức thuế cao khi xuất khẩu đã làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.
Vì vậy, Việt Nam cần phải sớm đi đến ký kết các Hiệp định về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan hải quan của Việt Nam và Hoa Kỳ, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh được với các mặt hàng của các quốc gia khác.
Ngoài ra, Việt Nam cần phải nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ để tận dụng được tối đa những ưu đãi cho phép, từ đó có các biện pháp thích hợp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Mặt khác, Việt Nam phải xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ, công bằng và cần phải có những ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu để cân bằng mức giá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu được sang thị trường Hoa Kỳ và cạnh tranh với các mặt hàng nội địa cũng như các mặt hàng của các nước khác.
Để xuất khẩu một sản phẩm sang Hoa Kỳ cần phải tuân theo các quy định nhất định. Để đảm bảo và duy trì xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thì Việt Nam cần có những biện pháp tăng cường về lĩnh vực này.
Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này hãy gọi ngay đến Việt Luật, công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này sẽ giải đáp miễn phí những thắc mắc của bạn qua tổng đài tư vấn pháp luật