Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo luật doanh nghiệp 2020 quy định hiện tại có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm:  công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Vậy khi thành lập công ty thì nên chọn loại hình nào? Việt Luật xin đưa ra 1 số thông tin tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập trong bài viết dưới đây.

lua-chon-loai-hinh-doanh-nghiep

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh

Để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì doanh nghiệp cần dựa vào các tiêu chí sau đây.

1. Dựa vào số lượng thành viên tham gia góp vốn

Dựa vào số lượng người tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Tùy thuộc vào số lượng người mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên: là mô hình do một cá nhân hoặc một tổ chức thành lập, sở hữu.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên: là mô hình trong đó khi thành lập và hoạt động phải có ít nhất từ 2 thành viên trở lên và không quá 50 thành viên trở lên.
  • Công ty Cổ phần: là mô hình công ty yêu cầu ít nhất có 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên tối đa.
  • Doanh nghiệp tư nhân: là mô hình do một cá nhân thành lập, sở hữu.
  • Công ty hợp danh: là mô hình doanh nghiệp yêu cầu tối thiểu hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và có thể có các thành viên góp vốn khác (không giới hạn số lượng tối đa).

2. Lựa chọn loại hình dựa vào khả năng góp vốn

Linh động về vốn là khả năng huy động vốn của từng loại hình khi cần thiết.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên: Chủ thể sở hữu doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng hình thức chuyển nhượng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên: Đây cũng là loại hình có khả năng huy động vốn cao khi mỗi thành viên trong doanh nghiệp đều có thể chuyển nhượng, bán lại phần vốn góp của mình.

Công ty Cổ phần: Vì pháp luật chỉ quy định số lượng thành viên tối thiểu và không quy định số lượng thành viên đối đa nên khả năng huy động vốn của công ty này, có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn, chính vì vậy có thể xem công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân: Đây là mô hình doanh nghiệp mà chủ thể kinh doanh không có khả năng huy động vốn và phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.

Công ty hợp danh: Hoạt động huy động vốn của công ty hợp danh cũng bị hạn chế khi công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.

3. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp dựa vào cơ cấu tổ chức

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên: Đây là mô hình doanh nghiệp chỉ yêu cầu một chủ sở hữu. Do vậy, nếu cá nhân, tổ chức có ý tưởng khởi nghiệp thì có thể lựa chọn loại hình này mà không cần tìm thêm cá nhân, tổ chức khác để thành lập công ty. Do vậy, cá nhân tự chủ, chủ động và toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty mà không bị cá  nhân, tổ chức khác can thiệp. Cơ cấu tổ chức của loại hình này cũng đơn giản nên dễ dàng quản lý, hoạt động. Tùy thuộc vào mục đích, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ bản gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

>>> Tham khảo: Thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì

Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên: Cơ cấu tổ chức của công ty cơ bản bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc. Nếu công ty có quá mười một thành viên thì phải thành lập Ban kiểm soát. Công ty TNHH 2 thành viên bao gồm từ 2 đến 50 thành viên, các thành viên có thể chuyển nhượng vốn qua lại lẫn nhau hoặc có thể rút vốn khỏi công ty nhưng số lượng thành viên trong công ty không được giảm quá 2 thành viên và không được cao hơn 50 thành viên.

>>> Tham khảo:  Thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên

Công ty Cổ phần: Cơ cấu tổ chức của công ty cơ bản gồm: Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, Giám đốc. Nếu công ty có trên 11 cổ đông thì phải thành lập Ban kiểm soát. Cũng giống như công ty tnhh 2 thành viên các cổ đông trong công ty cổ phần cũng có thể chuyển nhượng cổ phiếu cho nhau chỉ cần số lượng cổ đông không được dưới 3 người thì công ty vẫn có thể duy trì loại hình doanh nghiệp mà không phải chuyển đổi loại hình công ty.

>>> Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân:  Chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc ql doanh nghiệp, thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu ,nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Công ty hợp danh: cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh cơ bản gồm: chủ tịch hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc / Tổng giám đốc. Loại hình công ty hợp danh thì hiện nay không được ưa chuộng. Do bản chất của loại hình này khiến rất ít nhà đầu tư kinh doanh lựa chọn.  Chỉ 1 số nhà đầu tư muốn dựa vào sức hảnh ưởng của cá nhân hoặc có kinh doanh các ngành nghề cần thiết phải thành lập công ty hợp danh mới chọn lựa loại hình doanh nghiệp này.

4. Tiêu chí về chế độ trách nhiệm tài sản

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên: Nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra trong quá trình hoạt động thì chủ thể kinh doanh chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã cam kết. Khi xảy ra rủi ro chỉ công ty phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc lấy được sự tin tưởng từ các chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp khác để hợp tác làm ăn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên: Các thành viên của công ty sẽ chịu ít rủi ro hơn vì mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Công ty Cổ phần: Các cổ đông chịu trách nhiệm pháp lý trong phạm vi vốn góp nên có thể san sẻ gánh nặng về rủi ro cho nhau.

Doanh nghiệp tư nhân:  Đây là mô hình doanh nghiệp trong đó chủ thể kinh doanh tự chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình( tức là không chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp mà cả các tài sản hiện có của mình).

Công ty hợp danh: Cũng như doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mìn. Tuy nhiên yêu cầu này chỉ áp dụng cho thành viên sở hữu, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.

Trên đây là tư vấn của công ty tư vấn Việt Luật về những điều cần biết khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào liên quan đến lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp mới hãy liên hệ đến chúng tôi theo hotline 0965.999.345

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ