Quy định về kinh doanh quán ăn

Hiện nay, công việc ngày càng nhiều mà nhu cầu ăn uống ngày càng tăng cao nên hoạt động kinh doanh quán ăn ra đời ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu của con người. Vậy khi kinh doanh quán ăn thì cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh gì và những quy định về kinh doanh quán ăn được pháp luật ghi nhận như thế nào?

1. Kinh doanh quán ăn có phải đăng ký kinh doanh hay không?

+ Kinh doanh quán ăn là ngành nghề kinh doanh không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. Do đó mà khi thực hiện kinh doanh quán ăn thì cần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
+ Chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai mô hình kinh doanh là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Nếu chỉ kinh doanh một quán ăn với quy mô nhỏ và sử dụng dưới 10 lao động thì nên thành lập hộ kinh doanh, còn nếu kinh doanh với quy mô vừa và lớn, sử dụng trên 10 lao động thì phải thành lập mô hình doanh nghiệp.
+ Khi tiến hành thành lập mô hình kinh doanh thì chủ thể kinh doanh cần lưu ý đến những điều kiện thành lập như: loại hình kinh doanh, tên hộ kinh doanh/tên doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, vốn kinh doanh và ngành nghề kinh doanh:

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh:

Hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh có đầy đủ các nội dung theo quy định như: thông tin về hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, số lượng lao động, họ tên và chữ ký của các thành viên hộ kinh doanh.
– Giấy tờ chứng thực tư cách cá nhân của thành viên hộ kinh doanh như thẻ căn cước, chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
– Biên bản họp đối với hộ kinh doanh được thành lập bởi nhóm cá nhân.
– Một số giấy tờ cần thiết khác.
+ Cơ quan đăng ký hộ kinh doanh là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm.
+ Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục đăng ký mô hình doanh nghiệp:

Chủ thể kinh doanh muốn đăng ký kinh doanh dưới mô hình doanh nghiệp thì cần chuẩn bị hồ sơ thành lập. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị về việc thành lập doanh nghiệp (theo mẫu do pháp luật quy định).
– Dự thảo Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên, cổ đông công ty.
– Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân hoặc tư cách pháp lý của công ty (bản sao hợp lệ).
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải người đại diện công ty.
– Một số giấy tờ khác.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
+ Thời hạn giải quyết là 03 ngày từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.
+ Dựa vào nhu cầu kinh doanh thực tế của chủ thể kinh doanh mà có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình.

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh quán ăn

+ Theo quy định của pháp luật an toàn thực phẩm hiện hành thì kinh doanh quán ăn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên là ngành nghề có điều kiện. Do đó muốn hoạt động kinh doanh trên thực tế thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì quán ăn phải tuân thủ những điều kiện và trình tự luật định. Bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết “Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” của chúng tôi đã đăng tải.

Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định kinh doanh quán ăn, hãy liên hệ ngay đến Việt Luật qua để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ