Một số lưu ý khi thành lập công ty 2024

Do ảnh hưởng của dịch covid-19 đã làm nền kinh tế trên toàn cầu bị suy thoái. Sự ảm đạm này khiến các nhà đầu tư kinh doanh khó khăn hoạt động khi đang có nhu cầu thành lập công ty. Hiện tại một phần dịch bệnh đã được khống chế nên đây chính là lúc nhà đầu tư kinh doanh bắt tay vào mở công ty. Để khách hàng nắm rõ được các thông tin cơ bản. Việt Luật xin gửi tới quý khách hàng những lưu ý khi thành lập công ty.

Những lưu ý chung khi thành lập công ty

Trước khi thành lập công ty. Doanh nghiệp phải xác định được ngành nghề chủ lực và khu vực kinh doanh của doanh nghiệp. Phải đưa ra định hướng cụ thể để nắm bắt được phương hướng cho tương lai.

Lưu ý khi đặt trụ sở công ty khi thành lập

Trụ sở công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thành lập công ty. Việc thành lập công ty chủ sở hữu cần chuẩn bị địa chỉ trụ sở trước. Trước tiên khách hàng cần phải đánh giá thị trường tiềm năng. Với những mặt hàng, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sau này sao cho phù hợp. Nên chọn các thành phố lớn mật độ dân cư đông giúp doanh nghiệp dễ quảng cáo phát triển thương hiệu. Địa chỉ trụ sở công ty cũng ảnh hưởng đến việc phát hành hóa đơn của doanh nghiệp sau này.

Doanh nghiệp chỉ được phát hành hóa đơn nếu đủ các điều kiện sau đây:
Địa chỉ công ty phải là nhà đất hoặc văn phòng có sổ đỏ và không dùng để ở. Nếu là địa chỉ thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà ghi rõ ràng.

Địa chỉ trụ sở công ty không được phép đặt tại chung cư hoặc nhà tập thể. Nếu là chung cư phải xuất trình giấy phép xây dưng và phải thuộc tầng có chức năng thương mại, văn phòng.  Nhà tập thể cần phải là nhà có sổ đỏ, được phân lô rõ ràng.

Điều kiện thành lập công ty

Đối với việc thành lập công ty chủ sở hữu không cần bằng cấp trừ trường hợp công ty kinh doanh các ngành nghề cần chuyên môn như Luật, kế toán, ngân hàng,…vv,. Không cần sổ hộ khẩu tại tỉnh thành nơi đặt trụ sở công ty.

mot_so_luu_y_khi_thanh_lap_cong_ty

Tư vấn một số lưu ý khi thành lập công ty

Chọn loại hình công ty

Tùy thuộc vào mỗi vào ngành nghề kinh doanh, số lượng thành viên và mô hình công ty khách hàng.

Có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp để khách hàng lựa chọn nhưng theo kinh nghiệm của Việt Luật khách hàng chỉ nên lựa chọn 3 loại hình cơ bản và phổ biến nhất hiện nay là:  Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần. Về sự khác biệt giữa 3 loại hình này thì hầu như không có khác biệt nhiều. Chỉ khác nhau cơ bản về khả năng huy động vốn. Công ty cổ phần do có số lượng thành viên lớn. Không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn vào công ty. Có khả năng phát hành chứng khoán để kêu gọi vốn. Nên việc huy động vốn công ty cổ phần sẽ linh động hơn.

Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia góp vốn vào doanh nghiệp thì khách hàng sẽ biết được lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể.

  • Đối với công ty tnhh 1 thành viên chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có 1 thành viên bỏ vốn làm chủ sử hữu doanh nghiệp
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ phù hợp với công ty có 2 thành viên trở lên tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. và số lượng tối đa của loại hình này là không được vượt quá 50 thành viên.
  • Đối với công ty Cổ phần phù hợp với số lượng thành viên (cổ đông) từ 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tham gia góp vốn vào doanh nghiệp

Xem ngay: Một người được thành lập bao nhiêu công ty

Đặt tên công ty

Hiện nay việc đặt tên công ty khi đăng ký doanh nghiệp là điều quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình và thời gian đăng ký doanh nghiệp. Chính vì vậy để tiết kiệm thời gian đăng ký kinh doanh nghiệp nên chuẩn bị 2 đến 3 tên dự kiến.

Tên công ty bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên công ty đặt cần không được trùng lặp với các doanh nghiệp đã đăng ký trên hệ thống đăng ký kinh doanh và nếu có ngành nghề kinh doanh chính của công ty càng tốt.

Ngành nghề kinh doanh công ty

Khi đăng ký kinh doanh công ty cần đăng ký các ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh sau khi thành lập. Các ngành nghề đăng ký không thuộc ngành nghề bị cấm kinh doanh. Một số lưu ý quan trọng là khi đăng kỹ ngành nghề kinh doanh công ty thì khách hàng nên bổ xung các ngành nghề có liên quan để sau này doanh nghiệp có thể hoạt động mà không cần làm hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh tránh trường hợp gây tốn kém thời gian và chi phí. Đối với 1 số ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp muốn hoạt động cần chú ý tới việc xin giấy phép con sau khi thành lập.

Khi khách hàng lựa chọn thành lập doanh nghiệp tại Việt Luật chúng tôi sẽ căn cứ vào ngành nghề khách hàng cung cấp mà đưa ra các mã ngành cấp 4 hoặc cấp 5 phù hợp với số tiến trình phát triển của doanh nghiệp sau này.

Lưu ý khi lựa chọn người đại diện pháp luật

Việc lựa chọn người đại diện pháp luật vô cùng quan trọng. Mang ý nghĩa to lớn đối với việc vận hành và quản lý công ty sau này. Nhà đầu tư kinh doanh bỏ vốn ra thành lập công ty có thể trực tiếp đứng ra thành lập công ty hoặc thuê người địa diện pháp luật công ty. Do tính chất người đại diện pháp luật thường xuyên phải di chuyển đi công tác. Để tạo sự thuận lợi trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp thì công ty có thể đăng ký 2 người đại diện pháp luật.

Lưu ý người đại diện pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nhà nước ban hành. Cụ thể có được ghi trong Luật doanh nghiệp 2020

Đăng ký vốn điều lệ công ty

Việc đăng ký vốn điều lệ công ty phụ thuộc vào khả năng tài chính, quy mô của công ty. Hiện nay chưa có quy định nào yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu và mức tối đa. Chính vì vậy chủ sở hữu doanh nghiệp nên đăng ký mức vốn điều lệ làm sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.

Lưu ý: thời hạn góp vốn là trong vòng 90 ngày sau khi thành lập doanh nghiệp. Cần chú ý tới thời gian để góp vốn vào doanh nghiệp cho phù hợp.

Vốn điều lệ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới thuế môn bài khoản thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Lưu ý năm đầu tiên hoạt động sau khi thành lập. Doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí thuế môn bài theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về thuế môn bài.
Thuế môn bài các năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải đóng dựa theo bậc và đóng mỗi năm 1 lần. Thời gian từ ngay 1/1 đến hết ngày 30/1 năm đó và đóng đến khi giải thể doanh nghiệp.

Ngoài vốn điều lệ có thêm 1 loại vốn là vốn pháp định và vốn ký quỹ.  Những khoản vốn này cũng cần phải được lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp.

  • Vốn pháp định được sử dụng để quy định số vốn tối thiểu doanh nghiệp cần phải đăng ký khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • Vốn ký quý là khoản vốn doanh nghiệp trực tiếp góp vốn và ghi nhận tại ngân hàng khi kinh doanh các loại vốn có yêu cầu cần phải ký quỹ ngân hàng

Những thông tin này khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Việt Luật để hiểu rõ hơn về loại vốn này.

Tham khảo:

Bậc thuế và tiểu mục nộp thuế môn bài lưu ý khi thành lập công ty

Bậc 1: Với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ sẽ phải đóng 3 triệu đồng 1 năm. Tiểu mục đóng thuế môn bài là 2863
Bậc 2: Với doanh nghiệp có vốn điều lệ 10 tỷ trở xuống sẽ phải đóng 2 triệu đồng 1 năm. Tiểu mục nộp thuế là 2862
Bậc 3: Với chi nhánh văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh áp dụng mức thuế là 1 triệu đồng 1 năm. Tiểu mục nộp thuế môn bài là 2864

Lưu ý: Hiện nay do áp dụng nghị định 22/2020-NĐ/CP thì doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên. Chính vì vậy các bậc thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài sẽ được áp dụng và nộp sang năm sau khi thành lập.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm đầy đủ các giấy tờ

Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Qua dịch vụ bưu chính;
– Qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi khách hàng chuẩn bị thành lập công ty. Để được giải đáp thêm hoặc tham khảo thêm những nội dung cụ thể. Doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0965.999.345 để được tư vấn.

Công ty Việt Luật Hà Nội.

Website: https://tuvanvietluat.com

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ