Vốn điều lệ là mức vốn cần phải có khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong một công ty nhất đinh. Việc đảm bảo được nguồn tài chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy vốn điều lệ là gì và pháp luật có quy định việc phải chứng minh nguồn vốn này khi thành lập công ty hay không?
Nội dung bài viết
Vốn điều lệ là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì vốn điều lệ chính là tổng tài sản mà các thành viên trong công ty đã góp hoặc cam kết sẽ góp khi mở công ty
Khi tiến hành thành lập mô hình kinh doanh là công ty thì chủ sở hữu công ty, thành viên sáng lập của công ty xác định mức vốn hoạt động của công ty căn cứ vào những khả năng tài chính, khả năng huy động vốn cũng như phạm vi hoạt động của công ty có tính đến các chi phí khác có liên quan.
Vốn điều lệ của công ty có những đặc điểm sau:
– Vốn điều lệ được các thành viên/cổ đông công ty góp trong thời hạn luật định. Pháp luật có quy định về thời hạn góp vốn giúp cho công ty xác định mức vốn thực tế mà công ty có để tiến hành hoạt động, để định hướng các chính sách kinh doanh của công ty phù hợp với quy mô hoạt động của mình.
Thời hạn để góp đủ vốn điều lệ trong công ty đó là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp mà hết thời hạn nêu trên, các thành viên/cổ đông công ty chưa góp đủ số vốn đã cam kết khi đăng ký kinh doanh thì công ty phải tiến hành đăng ký giảm vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh và có những biện pháp cần thiết đối với những thành viên/cổ đông chưa góp đủ số vốn như đã cam kết ban đầu.
– Vốn điều lệ được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau. Theo quy định của pháp luật dân sự thì các loại tài sản có thể kể đến bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi, quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, vàng bạc, bí quyết kỹ thuật và công nghệ hay các loại tài sản hợp pháp khác được đưa vào lưu thông mà có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Ngoài ra thì chỉ có các chủ thể là chủ sở hữu hợp pháp thì mới có quyền dùng các tài sản đó để tiến hành góp vốn vào trong công ty để tạo thành vốn điều lệ.
– Vốn điều lệ của công ty ngoài ý nghĩa đảm bảo nguồn vốn để công ty tiến hành hoạt động thì việc xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên/cổ đông công ty cũng như tỷ lệ phân chia lợi nhuận dựa vào tỷ lệ quyền sở hữu phần vốn góp/cổ phần công ty trong tổng số vốn điều lệ.
– Ngoài ra thì việc xác định điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn thì công ty phải đảm bảo số vốn điều lệ không được thấp hơn số vốn mà pháp luật quy định.
Thành lập công ty cần phải đăng ký bao nhiêu vốn điều lệ
Tư các thông tin trên thì bạn có thể hiểu được khi thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp khách hàng cần phải đăng ký số vốn điều lệ phù hợp với tình hình doanh nghiệp dự kiến trong tương lại.
- Phòng đăng ký kinh doanh có quyền thành lập và đăng ký mức vốn tự do. Không có mức tối đa và cũng không có mức tối thiểu ngoại trừ các trường hợp dưới đây
- Thứ nhất vốn điều lệ đăng ký sẽ phụ thuộc vào ngành nghề nghề kinh doanh. Có những ngành nghề kinh doanh theo quy định khi doanh nghiệp có kinh doanh các ngành nghề này yêu cầu cần phải đáp ứng số vốn tối thiểu mới cớ thể tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề trên.
- Ngoài ra còn các trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề cần phải kỹ quỹ trong ngân hàng. Đây là ngành nghề doanh nghiệp trước khi hoạt động cần phải nộp tiền vào trong ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành đóng băng số tiền này và doanh nghiệp sẽ không được sử dụng cho tới khi doanh nghiệp giải thể thì mới có thể được rút số tiền này ra sử dụng.
- Việc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần phải ước tính quy mô sau khi thành lập để đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với trực trạng. Để mức vốn điều lệ không quá cao cũng không nên quá thấp.
Có phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty
- Theo quy định pháp luật hiện hành thì không có quy định việc thành lập công ty phải đảm bảo số vốn tối thiểu là bao nhiêu để tiến hành kinh doanh, trừ những trường hợp mà pháp luật quy định những ngành nghề công ty kinh doanh bắt buộc phải có mức vốn pháp định. Do đó mà không có cơ quan nào quản lý mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có khi thành lập doanh nghiệp, trừ các cơ quan chuyên môn thẩm định về điều kiện có mức vốn pháp định.
- Việc đăng ký vốn điều lệ của chủ thể kinh doanh cũng như việc chịu trách nhiệm về mức vốn điều lệ là các hoạt động trong nội bộ của công ty. Công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn thực tế của mình khi xảy ra các vấn đề liên quan như giải thể, phá sản doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của người lao động…
- Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì chủ thể kinh doanh cũng nên lưu ý về mức vốn điều lệ hoạt động của công ty, không nên quá thấp hay quá cao so với quy mô, hình thức hoạt động kinh doanh của công ty. Vì nếu vốn điều lệ quá thấp thì việc huy động vốn khó khăn và có thể gây lo ngại với đối tác nghi ngờ về việc không đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ. Còn nếu vốn điều lệ quá cao thì khả năng công ty không đảm bảo được việc duy trì hoạt động kinh doanh là cao và có thể dẫn đến tình trạng chấm dứt hoạt động vì không thanh toán được các nghĩa vụ tài sản vượt quá khả năng của công ty.