Phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp

Bạn đang có những thắc mắc về tên thương mại và tên doanh nghiệp? Cách phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp là gì? Nội dung dưới đây Việt Luật trích dẫn dưới đây sẽ giải đáp phần nào những nội dung đó. Những thắc mắc thường tập trung vào những câu hỏi mà khách hàng thường xuyên gửi tới và yêu cầu Việt Luật hỗ trợ cụ thể cho nội dung đó là:

Nội dung câu hỏi:
Tôi có một số thắc mắc, mong Luật sư giải đáp! Đó là: tên thương mại của doanh nghiệp là gì? Có phải là tên doanh nghiệp không? Và nó có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
phan-biet-ten-thuong-mai-va-ten-doanh-nghiep
Cơ sở pháp lý để tìm hiểu vấn đề này như sau:
  • Luật sở hữu trí tuệ 2019
  • Luật doanh nghiệp 2020
Giải đáp pháp lý từ phía Việt Luật:

Tên thương mại là gì ?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, tên thương mại được hiểu là:
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Khu vực kinh doanh này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Đặc điểm của tên thương mại

Tên thương mại là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó

Tên doanh nghiệp là gì?

Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được đăng ký theo luật doanh nghiệp 2020, được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải xác định tên của doanh nghiệp trước khi tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tên này sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm định theo những quy định cụ thể được ghi trong Luật Doanh nghiệp 2020. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đặt tên công ty và các điều kiện khác khi đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đặc điểm của tên doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp luôn bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
  • Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Các trường hợp gây nhầm lẫn là:

+ Tên tiếng Việt đọc giống tên của công ty đã được đăng ký

+ Tên viết tắt trùng với tên của công ty đã được đăng ký

+ Tên nước ngoài trùng với tên của công ty đã được đăng ký

+ Tên riêng trùng với tên riêng của công ty đã đăng ký.

+ Tên riêng chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của công ty đó

+ Tên riêng chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”

+ Tên riêng chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của công ty đã đăng ký

+ Tên riêng chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”

  • Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Tên doanh nghiệp có thể được viết bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Còn tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014:

“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”

Như vậy, tên thương mại của doanh nghiệp không phải là tên doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu: Hướng dẫn tra cứu tên doanh nghiệp trên toàn quốc

Ngoài ra, tên thương mại của doanh nghiệp còn được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Điều 76. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Điều 77. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Điều 78. Khả năng phân biệt của tên thương mại

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng

2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.”

Vai trò của tên thương mại đối với doanh nghiệp

  • Phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và khu vực.
  • Phân biệt với các nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khác
  • Được sử dụng nhằm mục đích thương mại
  • Để thể hiện trên sản phẩm, dịch vụ, phương tiện quảng cáo,…
Với vai trò là đơn vị hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Việt Luật luôn cố gắng cung cấp những nội dung tư vấn và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất tới quý khách.
Những nội dung trên bài viết về tư vấn doanh nghiệp và các nội dung về cách phân biệt tên thương mại và tên doanh nghiệp, để được tư vấn thêm hãy liên hệ trực tiếp với Việt Luật theo tổng đài hỗ trợ 24/7- Hotline 0965 999 345 để được tư vấn tốt nhất.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ