Vai trò của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Theo mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần có thành phần Ban kiểm soát. Vậy vai trò của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần được thực hiện như thế nào?

1. Khái quát công ty cổ phần

  • CTCP là mô hình công ty mang tính đại chúng rộng rãi. Thành viên của CTCP là cổ đông và là người sở hữu cổ phần của công ty.
  • CTCP có số lượng thành viên tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi sở hữu cổ phần công ty.
  • Vốn điều lệ CTCP là tổng mệnh giá các loại cổ phần đã bán và được chia thành nhiều phần bằng nhau.
  • Khi thực hiện hoạt động huy động vốn thì CTCP có thể phát hành các loại cổ phần, phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn cho công ty. xem chi tiết về đặc điểm của công ty cổ phần

2. Mô hình tổ chức quản lý của CTCP

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì CTCP có thể tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau:
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Trong trường hợp mà CTCP có trên 11 cổ đông thì bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc, Tổng giám đốc.
Trường hợp này thì phải có trên 20% thành viên độc lập là thành viên HĐQT và phải có Kiểm toán nội bộ trong HĐQT.

3. Vai trò của Ban kiểm soát

  • Ban kiểm soát được thành lập dựa theo mô hình thứ nhất. Đó là bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ/TGĐ và Ban kiểm soát.
  • Ban kiểm soát không bắt buộc phải thành lập trong trường hợp có dưới 11 cổ đông trong công ty. Trên 11 cổ đông thì bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên với nhiệm kỳ không quá 5 năm. Cơ cấu của Ban kiểm soát bao gồm:
– Trưởng Ban kiểm soát được bầu theo nguyên tắc đa số, quyền và nghĩa vụ do Điều lệ công ty quyết định. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán hoặc kiểm toán chuyên nghiệp làm việc chuyên trách tại CTCP.
– Thành viên Ban kiểm soát phải có hơn nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam.
Trong tổ chức quản lý của CTCP thì ĐHĐCĐ có vai trò điều hành, chi phối và quyết định cao nhất trong công ty, còn HĐQT có vai trò quản lý, chỉ đạo công việc kinh doanh của công ty còn Ban kiểm soát có vai trò giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm cả hoạt động của ĐHĐCĐ, hoạt động của HĐQT, của Giám đốc/Tổng giám đốc để các hoạt động kinh doanh của công ty được công khai, minh bạch vì lợi ích chung của công ty.
+ Khi số lượng cổ đông dưới 11 cổ đông thì quy mô kinh doanh nhỏ, số lượng ít nên thường không có sự tách bạch hoạt động giữa điều hành và quản lý nên việc không có Ban kiểm soát là hợp lý để tránh cồng kềnh mô hình và tốn kém chi phí.
+ Tuy nhiên vì số lượng cổ đông của CTCP không giới hạn nên khi quy mô công ty lớn hơn, số lượng cổ đông công ty nhiều hơn, việc điều hành công ty có thể không phải là cổ đông công ty mà công ty có thể thuê người khác thực hiện việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày, vì vậy mà việc điều hành và quản lý sẽ trở lên phức tạp hơn. Do đó cần phải thành lập Ban kiểm soát để thực hiện việc kiểm tra đối với các cơ quan, cá nhân trong công ty.
+ Ban kiểm soát có vị trí độc lập với các cơ quan khác trong công ty. Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp pháp, tính trung thực và tính hợp lý trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc thống kê, lập báo cáo và thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Với chức năng, nhiệm vụ của mình thì giúp cho sự minh bạch, công khai về tài chính, về các hoạt động của công ty để đảm bảo đúng tiến độ, đúng đạo đức, đúng tinh thần pháp luật, tránh việc lạm quyền của các cơ quan trong công ty và để hoạt động kinh doanh được tốt nhất, đảm bảo lợi ích chung của các cổ đông và lợi ích của công ty.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, công ty Việt Luật luôn cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy liên hệ Việt Luật để được chuyên viên tư vấn miễn phí những thắc mắc của bạn.
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ