Phó Giám đốc được xem là một trong những người chịu trách nhiệm cao nhất tại công ty sau Giám đốc. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc trong công ty là rất lớn, quyết định hầu hết các vấn đề trong công ty. Tuy nhiên, liệu Phó Giám đốc có được ký thay Giám đốc không?
Để ký thay Giám đốc trên các hóa đơn, chứng từ thì Phó Giám đốc cần những điều kiện gì? Việt Luật sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
I/ Phó Giám đốc là gì?
Chức năng, nhiệm vụ của Phó Giám đốc:
II/ Điều kiện để Giám đốc ký thay Phó Giám đốc trên các hóa đơn, chứng từ
Để ký thay giám đốc thì phó giám đốc cần đáp ứng điều kiện sau:
- Thứ nhất, Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền ký thay trên hoá đơn vì một vài lý do khác nhau mà Giám đốc không thể thực hiện việc ký được.
- Thứ hai, việc uỷ quyền phải được thực hiện thành văn bản và giao văn bản uỷ quyền đó cho Phó giám đốc để phó giám đốc ký thay trên hóa đơn khi lập hóa đơn bán hàng và đóng dấu trên tiêu thức thủ trưởng đơn vị ký và đóng dấu.
- Thứ ba, việc Giám đốc uỷ quyền cho Phó giám đốc để thực hiện một số công việc nhất định thì việc ủy quyền này không được trái với những điều lệ của công ty và quy định của pháp luật.
Văn bản ủy quyền của cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Quyết định uỷ quyền của giám đốc
- Phạm vi ủy quyền cho Phó giám đốc
- Thời hạn uỷ quyền
– Việc uỷ quyền ký thay trên hóa đơn này phải thông báo công khai để khách hàng, đối tác được biết về người ký thay trên hóa đơn. Cần đóng dấu của đơn vị trên góc trái ở phía trên của hóa đơn khi ký thay trên hóa đơn của liên 2.
–Trường hợp, Phó Giám đốc được thực hiện công việc giới hạn trong phạm vi ủy quyền của Giám đốc, quy định thực hiện công việc ngoài phạm vi ủy quyền có sự chấp thuận của Giám đốc.
Nếu Phó Giám đốc thực hiện ký thay những hoá đơn hoặc thực hiện các công việc khác không trong phạm vi ủy quyền dựa thì Phó Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.
Như vậy, Phó Giám đốc được quyền ký thay Giám đốc trong một só trường hợp nhất định khi có sự uỷ quyền từ Giám đốc bằng văn bản và việc uỷ quyền đó thoả mãn điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Mặc dù là được được uỷ quyền để ký thay Giám đốc tuy nhiên Phó Giám đốc lại không phải là chủ thể chịu trách nhiệm về hậu quả pháp lý của việc ký, đóng dấu các văn bản này. Mà người chịu trách nhiệm vẫn là Giám đốc- người đã uỷ quyền. Phó Giám đốc chỉ chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc vượt quá phạm vi uỷ quyền hoặc thực hiện công việc uỷ quyền không đúng theo nội dung được uỷ quyền.