Kết hôn giả tạo theo quy định của pháp luật là gì?

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

Chào luật sư tổng đài tư vấn, đầu năm 2017 tôi sang Úc để làm việc và quen với một người đàn ông có quốc tịch ở đây. Vì muốn làm việc, định cư lâu dài và có điều kiện tốt hơn để sống ở đây nên tôi đã thỏa thuận với anh ấy làm kết hôn giả để cho tôi được nhập quốc tịch Úc. Tuy nhiên, đến năm 2018, cơ quan cảnh sát ở đây phát hiện và trục xuất tôi trở về nước. Vậy, luật sư cho tôi hỏi pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đề của tôi không và tôi có bị xử phạt không? Xin chân thành cảm ơn.

TRẢ LỜI

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Xem thêm: LY HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI PHẢI LÀM THẾ NÀO?

2. Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Việt Luật. Sau khi nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra giải đáp cho bạn như sau:

Trường hợp của bạn là kết hôn giả tạo được pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.”

Kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân có mục đích cá nhân, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu. Kết hôn giả tạo nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.

Ngoài ra, căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình gồm có hành vi kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

Có thể hiểu kết hôn giả tạo nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích. Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn chỉ muốn được nhập quốc tịch và định cư lâu dài ở Úc nên bạn mới làm thủ tục kết hôn giả. Và việc đó thuộc một trong những hành vi bị cấm trong pháp luật hôn nhân hiện nay.

Kết hôn giả tạo là một trong các hành vi cấm của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và khi có căn cứ vi phạm người kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, nếu bạn kết hôn giả để nhằm đạt được mục đích là nhập quốc tịch và định cư lâu dài ở Úc thì bạn sẽ bị xử lý theo pháp luật và gặp những phiền phức trong cuộc sống hôn nhân sau này của bạn và có thể bị xử phạt theo pháp luật Việt Nam tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác”.

Ngoài ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Việt Luật về vấn đề vấn đề mà bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa hiểu rõ hay cần sự hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài luật sư tư vấn miễn phí hoặc gửi thông tin qua Email để được hỗ trợ kịp thời!

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ