Quy định của luật đấu thầu về bảo đảm dự thầu

Trong sự phát triển kinh tế thì hoạt động đấu thầu là hoạt động cần thiết để có thể lựa chọn được những nhà thầu phù hợp với yêu cầu, điều kiện của bên mời thầu. Khi tham gia vào đấu thầu thì các nhà thầu phải đảm bảo được hoạt động dự thầu của mình trong quá trình đó. Vậy quy định của luật đấu thầu về bảo đảm dự thầu được thực hiện như thế nào?

bao-dam-du-thau-min

1. Khái quát về pháp luật đấu thầu

Pháp luật Đấu thầu hiện hành năm 2013 quy định đấu thầu là bên mời thầu lựa chọn được những nhà thầu đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu của mình về chất lượng, về chi phí, về các trang thiết bị. khoa học công nghệ phù hợp với gói thầu, dự án của bên mời thầu.
Mục đích của bên mời thầu đó là lựa chọn được các nhà thầu phù hợp với điều kiện mình đặt ra. Còn mục đích của nhà thầu đó là cung cấp các mặt hàng, các dịch vụ với giá cả phù hợp với gói thầu của bên mời thầu với mục đích mang lại lợi nhuận cao nhất từ gói thầu đó.
Có thể nói đấu thầu là hoạt động mang tính chất thương mại bởi mục tiêu lợi nhuận của nó. Ngoài ra nó còn là một giai đoạn tiền hợp đồng bởi thông qua đấu thầu thì nhà thầu được lựa chọn sẽ tiến hành xác lập và ký kết hợp đồng với bên mời thầu

2. Bảo đảm dự thầu trong pháp luật đấu thầu

Bảo đảm dự thầu theo quy định pháp luật đấu thầu đó là việc nhà thầu tiến hành thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm để bảo đảm việc tham gia dự thầu của mình trong thời gian xác định được ghi nhận trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu. Các biện pháp bảo đảm mà nhà thầu áp dụng đó là đặt cọc, ký quỹ, nộp thư bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến bảo đảm dự thầu được quy định trong pháp luật đấu thầu bao gồm:

2.1. Các trường hợp áp dụng bảo đảm dự thầu

Không phải trong trường hợp nào nhà thầu cũng có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm dự thầu mà chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, đó là:

– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, đấu thầu thông qua chào hàng cạnh tranh gói thầu phi tư vấn, đấu thầu thông qua mua sắm hàng hóa, xây dựng và các gói thầu hỗn hợp.

– Đấu thầu rộng rãi và thực hiện chỉ định thầu trong việc lựa chọn các nhà đầu tư.

Nhà thầu thực hiện các biện pháp bảo đảm trước khi đóng thầu đối với các hồ sơ đề xuất, các hồ sơ dự thầu. Đối với phương thức đấu thầu hai giai đoạn thì việc thực hiện các biện pháp bảo đảm dự thầu ở giai đoạn hai của quá trình đấu thầu.

2.2. Giá trị của bảo đảm dự thầu

– Giá trị của bảo đảm dự thầu đối với việc lựa chọn nhà thầu được xác định bằng từ 1% – 3% giá trị của gói thầu dựa vào quy mô, hình thức của các gói thầu cụ thể khi tham gia đấu thầu.

– Giá trị của bảo đảm dự thầu đối với việc lựa chọn nhà đầu tư được xác định từ 0,5% – 1,5% tổng vốn đầu tư dự án trong hồ sơ mời thầu căn cứ vào những dự án cụ thể.

Đối với trường hợp tham gia dự thầu liên danh thì từng thành viên thực hiện bảo đảm dự thầu riêng lẻ hoặc các thành viên có thể thỏa thuận một thành viên cụ thể chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện bảo đảm dự thầu đó. Tổng giá trị của các bảo đảm dự thầu không được phép thấp hơn giá trị được ghi nhận trong hồ sơ yêu cầu hay hồ sơ mời thầu.

2.3. Hiệu lực của bảo đảm dự thầu

Trong hồ sơ mời thầu hay hồ sơ yêu cầu quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu thì thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian đó cộng thêm 30 ngày.
Đối với việc gia hạn thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn thời gian tương ứng có hiệu lực của việc bảo đảm dự thầu và không được sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đã nộp.

Trường hợp mà nhà thầu từ chối gia hạn thời gian bảo đảm dự thầu thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị bên mời thầu loại hồ sơ đó.
Bên mời thầu tiến hành hoàn trả, giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư bị loại theo đúng thời hạn trong hồ sơ mời thầu nhưng không được quá 20 ngày từ ngày có kết quả phê duyệt.

2.3. Hoàn trả bảo đảm dự thầu

Khi thực hiện hoạt động bảo đảm dự thầu thì về nguyên tắc nếu hồ sơ không được lựa chọn thì các biện pháp trong bảo đảm dự thầu sẽ được hoàn trả lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả theo quy định của pháp luật:

– Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời gian đóng thầu và trong quá trình có hiệu lực của hồ sơ.
– Nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn tới hậu quả là phải hủy thầu theo quy định.
– Nhà thầu không thực hiện các biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng khi ký kết theo quy định.
– Nhà thầu từ chối việc hoàn thiện hợp đồng trong vòng 20 ngày từ ngày trúng thầu hoặc từ chối việc ký hợp đồng trừ các trường hợp sự kiện khách quan, bất khả kháng. Đối với nhà đầu tư thì thời hạn này là 30 ngày.

Những vấn đề pháp lý cơ bản nhất về bảo đảm dự thầu trong pháp luật đấu thầu được khái quát qua bài viết trên. Quy định của luật đấu thầu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn luật đấu thầu để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ