Thông gia có được kết hôn với nhau không?

Hôn nhân là cái kết mà tất cả các cặp đôi yêu nhau cùng hướng đến. Hôn nhân xuất phát từ tình yêu chân chính, sự cảm thông, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau luôn được pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Tuy nhiên pháp luật hiện hành cũng quy định một số trường hợp nghiêm cấm kết hôn, để phòng ngừa những trường hợp hôn nhân làm ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt. Trong bài tư vấn này Việt Luật sẽ phân tích cụ thể về vấn đề Anh em thông gia có được kết hôn với nhau không?

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân Gia đình 2014

II. Nội dung tư vấn thông gia có được kết hôn với nhau

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Như vậy, về mặt bản chất thông gia không có mối quan hệ huyết thống nên sẽ không thuộc những điều cấm của pháp luật, do đó nếu đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn thì hai bạn sẽ được đăng ký kết hôn bình thường.
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Trên đây là một số tư vấn của Việt Luật về vấn đề anh em thông gia có được kết hôn với nhau không. Trường hợp có thắc mắc hoặc chưa rõ vui lòng liên lạc tới tổng đài tư vấn để được tư vấn miễn phí.
Việt Luật là một trong những đơn vị tiên phong và luôn đẫn đầu trong dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại Để được tư vấn luật trực tuyến miễn phí trên mọi lĩnh vực, quý khách hàng tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và trên toàn quốc có thể liên hệ với chúng tôi ngay qua Hotline tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí:
Việt Luật khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài tư vấn hôn nhân và gia đình điện thoại vì các lý do sau:
– Luật sư có thể hỗ trợ – tư vấn cho nhiều người trong 01 ngày
– Quý khách không cần đi lại và chờ đợi, có thể sử dụng dịch vụ dù đang ở bất cứ nơi đâu ( Miễn có thiết bị phù hợp có thể kết nối tới tổng đài của chúng tôi )
– Quý khách có thể sử dụng dịch vụ pháp lý bất cứ lúc nào
– Đây là hình thức sử dụng tiện ích hỗ trợ pháp lý tiết kiệm nhất (Bạn chỉ cần chi trả cước điện thoại khi gọi đi theo quy định của nhà mạng mà không cần trả thêm bất cứ khoản phí tư vấn nào cho luật sư hay chuyên viên tư vấn của chúng tôi)
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ