Thủ tục mở thêm xưởng sản xuất ở tỉnh khác

Xưởng sản xuất cũng được coi là một đơn vị phụ thuộc của công ty như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do vậy công ty muốn thành lập xưởng sản xuất như là chi nhánh thì sẽ phải thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Công ty tư vấn Việt Luật sẽ tư vấn bạn đọc về thủ tục mở xưởng sản xuất ở tỉnh khác thông qua bài viết sau đây.

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có quyền thành lập các đơn vị phụ thuộc ở tỉnh mà doanh nghiệp xem xét có cơ hội để hoạt động, phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp cần xem xét kỹ rằng việc mở xưởng sản xuất này dưới hình thức địa điểm kinh doanh hay chi nhánh.

1. Nếu doanh nghiệp mở xưởng sản xuất để làm địa điểm kinh doanh

– Doanh nghiệp tiến hành thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trường hợp này là phòng đăng ký doanh nghiệp nơi doanh nghiệp mở xưởng sản xuất kinh doanh). Xem thông tin địa chỉ các phòng đăng ký doanh nghiệp tỉnh, thành phố tai Việt Nam như sau:
– Ngoài địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh). Nếu doanh nghiệp chưa thành lập chi nhánh tại tỉnh khác thì doanh nghiệp không thể mở xưởng sản xuất kinh doanh tại tỉnh khác được. Doanh nghiệp tiến hành gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trong vòng mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh.

Thông báo bao gồm các nội dung:

  •  Mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp.
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
  • Tên và địa chỉ địa điểm kinh doanh.
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Họ và tên, hộ khẩu thường trú, Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  • Họ và tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Sau Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phân công người có thẩm quyền nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, sau đó tiến hành cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Hoặc có thể bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.

Thành lập chi nhánh 

Như đã phân tích ở trên, muốn mở xưởng sản xuất ở tỉnh khác mà chưa có chi nhánh tại đó thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh.
Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh:
  • Khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:
  • Mã số doanh nghiệp.
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Tên chi nhánh mà doanh nghiệp dự định thành lập.
  • Địa chỉ trụ sở chi nhánh dự định thành lập.
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Họ và tên, nơi cư trú của cá nhân, Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy tờ tuỳ thân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh.
  •  Họ và tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:
  • Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về vấn đề thành lập chi nhánh
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân hợp lệ của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp thành lập chi nhánh ở tỉnh khác với trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp phải tiến hành thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bằng văn bản để bổ sung vào hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp mở xưởng sản xuất dưới hình thức chi nhánh

Doanh nghiệp tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh như đã phân tích ở mục trên xem chi tiết nội dung này ở đây: Quy trình thành lập chi nhánh công ty

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty tư vấn Việt Luật về vấn đề mở thêm xưởng sản xuất ở tỉnh khác. Trường hợp trong nội dung tư vấn của Việt Luật có vấn đề bạn đọc khó hiểu, cần được giải đáp hay bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác. Bạn đọc có thể liên hệ luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp để được tận tình giải đáp:

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ