Giám đốc, tổng giám đốc là người điều hành tối cao nhất của doanh nghiệp, phụ trách việc điều hành tổ chức đó và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc còn có tên gọi tiếng anh thông dụng khác là CEO. Vậy để thay đổi chức danh giám đốc thành tổng giám đốc cần phải làm như thế nào. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết
Chức danh giám đốc, tổng giám đốc
+ Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính… (như ký hợp đồng, tham dự phiên tòa…).
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp để ký kết các hồ sơ bên Sở kế hoạch và Đầu tư, hồ sơ bên cơ quan thuế, cũng như đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, tòa án. Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều đại diện pháp luật công ty. Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất là một người đại diện pháp luật cư trú tại Việt Nam.
+ Thay đổi chức danh giám đốc thành tổng giám đốc cũng là Thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong những thủ tục pháp lý phức tạp nhất bởi nó có vai trò rất quan trọng của người đại diện theo pháp luật trong các loại hình công ty.
Hồ sơ, thủ tục thay đổi đại diện pháp luật với từng loại hình doanh nghiệp
Hồ sơ, thủ tục thay đổi đại diện pháp luật đối với công ty TNHH 01 thành viên
Hồ sơ, thủ tục thay đổi đại diện pháp luật đối với công ty TNHH 02 thành viên hoặc công ty cổ phần
-
Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật – Phụ lục II.2;
-
Quyết định của hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Quyết định của hội đồng quản trị (Công ty Cổ phần) về việc thay đổi đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
-
Biên bản họp hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Biên bản họp hội đồng quản trị (Công ty Cổ phần) về việc thay đổi đại diện pháp luật doanh nghiệp;
-
Trong trường hợp không phải là người đại diện pháp luật doanh nghiệp trực tiếp đi nộp;
-
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực:
-
Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
-
Thông thường người đại diện pháp luật công ty: Pháp luật không yêu cầu bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề.
-
Trong trường hợp đặc biệt: Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Người đại diện pháp luật công ty phải có bằng đại học thuộc trong các nhóm ngành sau: kinh tế, quản lý, pháp luật và an ninh và phải có Phiếu lý lịch tư pháp để chứng minh người đại diện không có tiền án tiền sự trước đó.
Cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ Đăng ký kinh doanh:
- Sở kế hoạch và Đầu tư nơi tỉnh, thành phố công ty đặt trụ sở chính; Thời gian để hoàn tất thủ tục là 5- 10 ngày làm việc;
Đại diện tiến hành thủ tục thay đổi người đại diện trước pháp luật.
-
Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ thay đổi người đại diện trước pháp luật; Đại diện khách hàng tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước; Đại diện khách hàng theo dõi tiến độ của hồ sơ, thay đổi, sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Đại diện khách hàng nhận kết quả giấy chứng nhận ĐKKD;
Thủ tục thay đổi chức danh người đại diện pháp luật:
– Doanh nghiệp khi thay đổi chức danh của người đại diện pháp luật thực hiện thủ tục thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông qua nội dung thay đổi. Kèm theo thông báo sẽ phải có những tài liệu sau
– Trong trường hợp việc thay đổi chức danh làm thay đổi người đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế thì bạn phải ghi nhận nội dung thông báo thay đổi thông tin thuế trong mẫu II-1 ban hành kèm theo thông tư 20/2015/TT -BKHDT
– Trong trường hợp việc thay đổi chức danh liên quan đến thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên thì hồ sơ phải có biên bản bầu lại chủ tịch công ty.
– Trường hợp việc thay đổi chức danh liên quan đến thủ tục thay đổi giám đốc thì hồ sơ phải có quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty mới.
Những lưu ý khi thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật
– Khi doanh nghiệp thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật.
– Doanh nghiệp phải sửa đổi điều lệ để phù hợp với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sau khi thay đổi chức danh người đại diện pháp luật. Doanh nghiệp phải ban hành ghi nhận chức vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật trong điều lệ công ty hoặc trong quyết định bổ nhiệm để việc quản lý, điều hành của người đại diện theo pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp hợp pháp. Nhiệm kỳ nắm giữ các chức vụ người quản lý doanh nghiệp là 05.
Thay đổi chức danh giám đốc thành tổng giám đốc cũng là thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong những thủ tục pháp lý phức tạp nhất bởi nó có vai trò rất quan trọng của người đại diện theo pháp luật trong các loại hình công ty. Nếu bạn cần hỗ trợ thay đổi, bổ sung thành viên công ty vui lòng liên hệ với Việt Luật qua số điện thoại 0985.989.256 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.