Kế toán nhà hàng

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng tăng. Cùng với đó nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, hưởng thụ ngày càng lớn. khi đi ăn uống với bạn bè, người thân thì chắc chắn chúng ta sẽ đến nhà hàng để được sử dụng dịch vụ của họ. Và đương nhiên để hoàn thiện các  dịch vụ, hỗ trợ các vấn đề tài chính, nội bộ, kho thì không thể thiếu vị trí kế toán nhà hàng. Đã có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều khách hàng, băn khoăn của các bạn sinh viên mới ra trường, người muốn tìm hiểu về kế toán nhà hàng,  kinh nghiệm cũng như vai trò của kế toán khách sạn như thế nào…

Với các câu hỏi trên, công ty Viêt Luật – công ty giải đáp hàng đầu Việt Nam , sẽ giải đáp những thắc mắc cho các bạn về vấn đề xoay quanh kế toán nhà hàng. Với đội ngũ kế toán chuyên  nghiệp cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi luôn giúp đỡ, giải đáp thắc mắc cho tất cả những vấn đề mà bạn băn khoăn.

ke-toan-nha-hang-min

CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN NHÀ HÀNG

Kế toán nhà hàng là kế toán việc trong các doanh nghiệp nhà hàng. Vậy công việc của họ là gì?
– Theo dõi hàng hóa xuất nhập .
– Nhận các chứng từ nhập/ xuất từ bộ phận của kho, mua hàng.
– Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày
– Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.
– Xem xét các chứng từ xuất / nhập
– Báo cáo kịp thời giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng
– Lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn
– Mỗi một hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán bàn ăn
– Kế toán căn cứ vào định mức để hạch toán đầu vào
– Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.
– Kiểm soát giá cả hàng hóa mua  vào
– Nhận các báo cáo giá cảu nhà cung cấp.
– Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
– Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định
– Xem xét số lượng đặt hàng  yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định .
– Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng.
– Định kì kiểm tra mặt hàng
– Hàng tháng , kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng tồn.
 CÁCH HẠCH TOÁN
Khác với những đơn vị thương mại, hệ thống kế toán của nhà hàng khách sạn có phần  khó khăn hơn với những giai đoạn phức tạp hơn như sau:
– Tập hợp chi phí dịch vụ
– Ghi nhận giá vốn hàng bán
– Ghi nhận doanh thu dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí mua đồ ăn , thức uống
Nợ 621
Nợ 133
Có 111, 112, 331…
Chi phí nhân công trực tiếp 622 bao gồm: chi phí nhân viên phục vụ , nhân viên bếp…
Nợ 622
Có 334
Chi phí nhà xưởng 527 gồm những chi phí khấu hao tài sản phục vụ , thuê nhà
Nợ 627
Có 142, 242,153…
Tập hợp giá thành dịch vụ
Nợ 154
Có 521
Có 622
Có 627
Tập hợp doanh thu , giá vốn
Nợ 131
Có 331
Có 511
Nợ 632
Có 154
Hiện này kế toán nhà hàng là một kế toán khó tìm. Ngoài những chức năng cơ bản của kế toán, là bộ phận đưa ra các con số dự toán ế hoạch và bất các bọ phận khác phải thực hiện , đặc biệt là dự toán chi phí bán hàng, chi tiêu vốn.
Việc làm này sẽ giúp kế toán chủ động và gây ấn tượng với giám đốc, giúp giám đốc hoạch định và kiểm soát công ty dễ dàng. Có rất nhiều điều về kế toán nhà hàng mà các bạn chưa thể khám phá được . Về kinh nghiệm thì sau đây Việt Luật xin đưa ra cho các bạn kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng.

KINH NGHIỆM CỦA KẾ TOÁN NHÀ HÀNG

Để làm tốt công việc của kế toán nhà hàng thì:
– Bạn cần phải xác định được nhà hàng cung cấp những món ăm, dịch vụ gì để xây dựng định mức nguyên vật liệu và xác định giá thành của từng món ăn, dịch vụ. Với những nhà hàng phục vụ nhiều hơn món thì công việc định mức nguyên vật liệu sẽ khá vất vả. Vì thế rất cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận của nhân viên kế toán.

– Bạn cần phải hiều rõ quy trình hạch toán, các lập các bảng kê chi tiết; lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ ; biết cách cân đối chi phí phù hợp để hoàn thành báo cáo tài chính cuối năm…
– Các khoản chi phí gas, điện nước nên được phân bổ chung
– Nên xây dựng bảng lương nhân viên theo ca để dễ dàng quản lý hơn.
– Một trong những công việc hàng ngày của nhân viên kế toán nhà hàng là xử lý hóa đơn, chứng từ xuất/nhập hàng từ các bộ phận kho, mua hàng. Tùy thuộc vào hóa đơn đầu vào – chứng từ nhập hay hóa đơn đầu ra- chứng từ xuất mà nhân viên kế toán phải xử lý khác nhau.
– Đối với hóa đơn đầu vào : thì kế toán cần phân biệt và phân loại rõ nội dung của từng loại hóa đơn khác nhau để thực hiện việc xử lý, hạch toán cho đúng đối tượng.
– Đối với hóa đơn đầu ra : nhân viên kế toán cũng cần căn cứ vào nội dung của từng loại hóa đơn đầu vào để hạch toán phù hợp với doanh thu.
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc của dịch vụ kế toán trọn gói Việt Luật về vấn đề kế toán nhà hàng. Đến với chúng tôi công ty Việt Luật sẽ luôn giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề kế toán nhà hàng.

Đến với Công ty tư vấn Việt Luật quý khách “KHÔNG ĐI LẠI, KHÔNG CHỜ ĐỢI“
Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:
TP.Hà Nội liên hệ: 0983 908 709 Mr Quyết (Email: congtyvietluathanoi@gmail.com)

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ