Mức phạt làm sai báo cáo tài chính

Làm sai báo cáo tài chính sẽ dẫn đến doanh nghiệp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt. Báo cáo tài chính là một trong những công việc đau đầu nhất đối với kế toán của doanh nghiệp. Vì tính chất phức tạp của hoạt động lập báo cáo tài chính nên rất dễ dẫn đến sai phạm. Việt Luật sẽ tư vấn bạn đọc mức phạt làm sai báo cáo tài chính thông qua bài viết sau đây.

Báo cáo tài chính là một trong những hạng mục về thuế mà tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Nếu thực hiện không đúng, sai biểu mẫu, số liệu thì doanh nghiệp sẽ bị áp dụng các mức xử phạt cụ thể tương ứng với mức độ, hành vi vi phạm.

1. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Để lập được báo cáo tài chính rõ ràng, chính xác và hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
+ Kinh doanh liên tục
+ Trình bày trung thực
+ Nguyên tắc dồn tích
+ Lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán
+ Trọng yếu và sự hợp nhất
+ Nguyên tắc bù trừ
+ Nguyên tắc nhất quán

2. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính

Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu thực hiện một trong những hành vi dưới đây:

  • Báo cáo tài chính được lập không đầy đủ nội dung hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng theo quy định.
  • Người lập báo cáo, phụ trách kế toán, kế toán trưởng hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán của doanh nghiệp không ký vào báo cáo tài chính.
  • Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu thực hiện một trong những hành vi dưới đây:
  • Các báo cáo tài chính được lập không đầy đủ theo quy định.
  • Báo cáo tài chính sử dụng mẫu khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán mà không được Bộ Tài chính chấp thuận.

Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thực hiện một trong những hành vi dưới đây:

  • Doanh nghiệp không tiến hành lập báo cáo tài chính.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện số liệu không đúng so với số liệu thể hiện trong sổ kế toán và chứng từ kế toán.
  • Báo cáo tài chính được lập và trình bày không tuân thủ theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
  • Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu thực hiện một trong những hành vi dưới đây:
  • Doanh nghiệp giả mạo báo cáo tài chính, sử dụng số liệu không đúng với thực tế nhưng mức độ vi phạm chưa đủ cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Ép buộc, thỏa thuận người khác giả mạo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cố ý sử dụng số liệu không chính xác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Cố ý, ép buộc, thỏa thuận người khác xác nhận, đưa  thông tin, số liệu kế toán không đúng sự thật nhưng chưa đủ cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài mức phạt xử lý hành chính nêu trên thì doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Doanh nghiệp phải lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán nếu doanh nghiệp có hành vi như: Không tiến hành lập báo cáo tài chính; Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện số liệu không đúng so với số liệu thể hiện trong sổ kế toán và chứng từ kế toán; Báo cáo tài chính được lập và trình bày không tuân thủ theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
  • Doanh nghiệp phải tiêu hủy những báo cáo tài chính khai man, giả mạo nếu những hành vi vi phạm như: Giả mạo báo cáo tài chính, sử dụng số liệu không đúng với thực tế nhưng mức độ vi phạm chưa đủ cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Ép buộc, thỏa thuận người khác giả mạo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cố ý sử dụng số liệu không chính xác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.; Cố ý, ép buộc, thỏa thuận người khác xác nhận, đưa  thông tin, số liệu kế toán không đúng sự thật nhưng chưa đủ cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp ít nhất một trong các tình tiết giảm nhẹ dưới đây thì sẽ được giảm nhẹ mức phạt:

  • Chủ thể tiến hành hành vi vi phạm hành chính đã chủ động làm giảm bớt hậu quả của hành vi vi phạm,  ngăn chặn hoặc tự nguyện khắc phục những hậu quả xảy ra và bồi thường thiệt hại nếu có.
  • Chủ thể vi phạm hành chính ăn năn hối cải, thành thật khai báo.
  • Chủ thể tiến hành hành vi vi phạm trong trường hợp bị lệ thuộc hoặc ép buộc về thể chất hoặc tinh thần.
  • Chủ thể tiến hành hành vi vi phạm do lỗi vô ý.
  • Chủ thể tiến hành hành vi vi phạm lần đầu.
  • Chủ thể tiến hành hành vi vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra.

Trên đây là tư vấn của Việt Luật về mức phạt làm sai báo cáo tài chính. Nếu đã từng tìm hiểu qua thì bạn đọc cũng có thể hiểu Báo Cáo Tài Chính là một văn bản cực kỳ phức tạp và đòi hỏi một kế toán nhiều năm kinh nghiệm, chuyện nghiệp mới có thể hoàn thành một cách chính xác. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp không có được đội ngũ kế toán làm báo cáo tài chính hãy liên hệ với Việt Luật để sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính doanh nghiệp trọn gói. Đây sẽ là dịch vụ tốt nhất trong thời điểm hiện tại giúp quý khách hàng tiết kiệm chi phí

Nếu bạn đọc có thắc mắc nào liên quan đến báo cáo tài chính hoặc mức phạt báo cáo tài chính thì có thể liên hệ ngay với dịch vụ kế toán trọn gói Việt Luật để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ