Thế nào là chi nhánh hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập

Hiện nay loại hình chi nhánh công ty có 2 dạng bao gồm chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập. Vậy 2 dạng này có những điểm giống và khác nhau như thế nào. Làm sao để biết được khi thành lập chi nhánh công ty nên chọn chi nhánh hạch toán độc lập hay chi nhánh hạch toán phụ thuộc. xin mời theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin chi tiết.

phan-biet-chi-nhanh-hach-toan-phu-thuoc-hay-doc-lap
Phân biệt chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập

Thế nào là chi nhánh hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc

Đặc điểm chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Hạch toán độc lập là chi nhánh có chế độ tài chính kế toán hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Chi nhánh nà sẽ có con dấu và mã số thuế 13 số riêng biệt, có tài khoản ngân hàng, có chức năng như 1 công ty thông thường, được ký kết hợp đồng dịch vụ, buôn bán sản phẩm,..vv Mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh tại chi nhánh được ghi số kế toán của chi nhánh. Cuối Quý, tháng, năm tài chính chi nhánh sẽ tự kê khai các loại tờ khai thuế và báo cáo tài chính của chi nhánh.

  • Ưu điểm: Chi nhánh có thể dễ dàng quản lý được các khoản chi phí phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Từ đó chi nhánh cũng có thể tự quản lý các chứng từ quan trọng của chi nhánh khi phát sinh.Từ đó có thể tập hợp được các báo cáo tình hình lãi lỗ của riêng chi nhánh giúp công ty hoạch định đánh giá được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh 1 cách chính xác nhất.
  • Nhược điểm: Khi kết thúc kỳ báo cáo hàng tháng hoặc hàng quý và cuối năm chi nhánh phải có đội ngũ kế toán thực hiện lập các báo cáo, các tờ khai thuế và thực hiện hoàn thiện báo cáo tài chính cuối năm cho chi nhánh. Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ cần có chữ ký số riêng, có hóa đơn điện tử riêng, tài khoản ngân hàng riêng sẽ mất thêm chi phí cho doanh nghiệp.

Đặc điểm chi nhánh hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ là gì?

Hạch toán phụ thuộc là chế độ tài chính kế toán của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ. Chi nhánh chỉ có trách nhiệm hoạt động và hàng tháng, hàng quý tập hợp chứng từ hồ sơ gửi về công ty mẹ để công ty mẹ phụ trách kê khai và quyết toán thuế.

  • Ưu điểm: Có thể giảm thiểu được một số những công việc quan trọng như lập báo cáo.
  • Nhược điểm: Rất khó để quản lý các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản lãi lỗ và chứng từ phát sinh từ chi nhánh.

So sánh chi nhánh hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc

Giống nhau

  • Do công ty mẹ tổ chức phân quyền bổ nhiệm bộ máy nhân sự.
  • Vốn kinh doanh đều được lấy từ công ty mẹ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế.
  • Hoạt động theo chủ trương hoặc theo ủy quyền của công ty.
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng độc lập với công ty.

Khác nhau

Thứ nhất, về hình thức khai thuế:

1. Chi nhánh hạch toán độc lập:

  • Kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan quản lý thuế của chi nhánh.
  • Khai thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức trả thu nhập.

2. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

  • Chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế trụ sở chính ( kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế của công ty mẹ)
  • Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính: Kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc dù cùng tỉnh hay khác tỉnh đều không phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp mà kê khai tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp và Khai thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức trả thu nhập.

Thứ 2, Về kế toán 

  1. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Số liệu trong sổ sách là một phần sổ sách của công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh. Chi nhánh thực tiếp hỗ trợ bổ sung hóa đơn chứng từ để công ty mẹ hạch toán và kê khai.
  2. Chi nhánh hạch toán độc lập: Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,… Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán. Phòng kế toán sẽ có trách nhiệm tự kê khai các tờ khai báo cáo thuế của doanh nghiệp mình.

Thành lập chi nhánh nên chọn hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc

Từ những đặc điểm trên ta đã đúc rút được các đặc điểm để lựa chọn. Đối với chi nhánh cùng tình thì nên chọn phương pháp hạch toán phụ thuộc như vậy sẽ đơn giản hơn cho doanh nghiệp tránh phát sinh bộ phận kế toán rườm ra gây tốn chi phí.

Ngược lại đối với các chi nhánh có địa chỉ khác tỉnh thành phố của công ty mẹ thì nên thành lập chi nhánh hạch toán độc lập để chế độ tài chính kế toán được phân minh rõ ràng. Kể từ đó công ty mẹ cũng đánh giá định hướng được tình trạng của chi nhánh công ty.

Tùy thuộc trường hợp mà doanh nghiệp sẽ quyết định nên thành lập chi nhánh hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung Việt Luật đã hướng dẫn định hướng dẫn về việc phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Mọi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc quý khách có thể gửi mail tới hòm thư. congtyvietluathanoi@gmail.com để được tư vấn nội dung cụ thể.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ