Cách tính mức phạt vi phạm hợp đồng

Khi thực hiện hợp đồng thì quyền lợi của các bên được đảm bảo tùy thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại. Vậy khi một bên trong hợp đồng mà vi phạm nghĩa vụ thì ngoài việc bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm còn có thể bị phạt vi phạm hợp đồng. Vậy phạt vi phạm hợp đồng là gì? Mức phạt vi phạm được pháp luật quy định như thế nào? Cách tính mức phạt vi phạm hợp đồng ra sao xin mời khách hàng theo dõi bài viết dưới đây.

tong-dai-tu-van-phap-luat

 1. Khái quát về phạt vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng xuất phát từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình. Theo quy định pháp luật hiện hành thì vi phạm nghĩa vụ là việc bên thực hiện nghĩa vụ tiến hành không đúng, không đầy đủ các nội dung của nghĩa vụ cần thực hiện. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm khi tiến hành thực hiện các nghĩa vụ của mình thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền còn lại trong hợp đồng.
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ do bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên còn lại thì bên vi phạm nghĩa vụ có thể không phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định.
Phạt vi phạm là chế tài áp dụng khi có sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng về việc bên vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng thì phải nộp một khoản tiền nhất định cho bên có quyền – bên bị vi phạm.

Vì phạt vi phạm chỉ được tiến hành khi có sự thỏa thuận giữa các bên nên nếu các bên không có thỏa thuận nào về việc phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm áp dụng cả chế tài phạt vi phạm cùng bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm hoặc có thể thỏa thuận về việc chỉ phải chịu chế tài phạt vi phạm mà không phải tiến hành bồi thường thiệt hại.

Nếu các bên có thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng nhưng mà không có thỏa thuận vừa chịu phạt vi phạm, vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ chịu áp dụng chế tài phạt vi phạm.

2. Cách tính mức phạt vi phạm hợp đồng

Theo quy định của Luật Thương mại hiện hành thì phạt vi phạm là việc các bên có thỏa thuận với nhau về việc bên vi phạm phải trả một số tiền nhất định do hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
Trong một số trường hợp, bên vi phạm được miễn trách nhiệm đối với hành vi của mình như:
– Các bên thỏa thuận về trường hợp được miễn trách nhiệm khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra.
– Trường hợp vi phạm nghĩa vụ do hành vi, sự kiện bất khả kháng.
– Vi phạm nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên còn lại trong hợp đồng.
– Hành vi vi phạm do thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước mà vào thời điểm giao kết hợp đông thì các bên không thể biết được việc thực hiện các quyết định đó.
Để được miễn trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm thì bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh việc mình được miễn áp dụng chế tài thương mại nói chung và chế tài phạt vi phạm nói riêng.
Mức phạt vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật thương mại thì do các bên trong hợp đồng thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định ấn định về mức phạt cụ thể trong một số hoạt động chuyên ngành.
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về việc áp dụng hình thức chế tài cũng như mức áp dụng. Tuy nhiên vì để quản lý nền kinh tế – xã hội đất nước cũng như khống chế mức phạt mà các bên thỏa thuận thì Luật thương mại hiện hành có quy định về mức phạt tối đa mà các bên được phép thỏa thuận.
Theo đó thì mức phạt mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc đối với nhiều hành vi vi phạm khác nhau không được quá 8% tổng giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, trừ trường hợp phạt vi phạm trong trường hợp do kết quả giám định sai.
Do đó mà mức phạt tối đa mà các bên trong thỏa thuận không được quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Nếu các bên thỏa thuận chế tài phạt vi phạm với mức phạt quá 8% đó thì mức vượt quá không có hiệu lực pháp luật.
 Đối với mức phạt vi phạm hợp đồng thì do các bên thỏa thuận nhưng không được quá mức tối đa được phép thỏa thuận do pháp luật quy định. Mọi thắc mắc liên quan đến cách tính mức phạt vi phạm hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này
Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ