3 lưu ý cần biết về điều kiện kinh doanh khách sạn nhà nghỉ

Những lưu ý cần biết về điều kiện kinh doanh khách sạn nhà nghỉ? Làm chủ một nhà nghỉ (khách sạn nhỏ) là mơ ước của nhiều người thích giao tiếp và muốn có một doanh nghiệp hay đam mê và muốn kinh doanh. Tuy nhiên bạn không thể chỉ biết mở cửa và mong chờ thành công tự nhiên đến. Công việc này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu, quản lý và lập kế hoạch tài chính kỹ càng để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Ngoài ra liên quan đến điều kiện pháp luật để hoạt động kinh doanh nghành nghề này cần đáp ứng ra sao?

Trong thời gian tư vấn pháp luật khách hàng, chúng tôi thường xuyên nhận được những câu hỏi về vấn đề này, và trong bài viết này đoạn trích dẫn câu hỏi và giải đáp từ Việt Luật sẽ giải đáp và tháo gỡ phần nào vướng mắc bạn đang gặp phải.

tu-van-khoi-nghiep-kinh-doanh-khach-san-nha-nghi

Chủ đề tìm hiểu về quy định, điều kiện kinh doanh khách sạn kinh doanh khách sạn nhà nghỉ ?

Câu hỏi từ khách hàng: 

Tôi nghe nói, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vậy, tôi phải đáp ứng những điều kiện gì để có thể kinh doanh khách sạn?
Cơ sở pháp lý tìm hiểu:

  • Nghị đinh 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Giải đáp tư vấn từ Việt Luật: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với nội dung câu hỏi này Việt Luật xin được giải đáp như sau:
Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thuộc vào loại hình kinh doanh được quy định tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về các ngành nghề kinh doanh có điều kiên, đó là: “Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.”

Do đó, để kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

Lưu ý thứ nhất: Điều kiện chung về an ninh, trật tự cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

– Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đối với người Việt Nam: đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử; có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú
– Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
Bên cạnh đó, khi kinh doanh dịch vụ lưu trú, chủ thể kinh doanh còn phải xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự
  • Biện pháp thực hiện
  • Lực lượng phục vụ thường xuyên
  • Phương tiện phục vụ
  • Biện pháp tổ chức, chỉ đạo
  • Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động
  • Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý

Lưu ý thứ hai: Trách nhiệm trách nhiệm của cơ sở kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, các cơ sở kinh doanh ngành nghề có điều kiện còn phải thực hiện các trách nhiệm sau:
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự theo quy định pháp luật;

  • Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
  • Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
  • Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
  • Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
  • Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
  • Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
  • Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
  •  Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh
  •  Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
  •  Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện về kinh doanh dịch vụ lưu trú
  •  Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có)
  •  Sơ đồ khu vực kinh doanh
  • Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
  • Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
  • Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh
  • Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Lưu ý thứ 3:  Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
  • Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc
  • Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.
  • Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn
  • Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ
  • Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau:
  • Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại
Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an
  • Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
  • Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng
  • Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.
dieu-kien-kinh-doanh-khach-san-nha-nghi-hien-nay

Ngoài những nội dung về điều kiện hoạt động kinh doanh thì nội dung mà người kinh doanh luôn cần nắm bắt mà trong mỗi ngành nghề yêu cầu có nó sẽ đáp ứng tốt hơn trong thời gian hoạt động doanh nghiệp như :

Nếu bạn chưa nhiều vốn – Bạn cần tìm nguồn vốn khởi nghiệp – Vậy để tìm vốn khởi nghiệp bạn cần làm gì ?

Khi đã có một kế hoạch kinh doanh, bạn hãy tìm kiếm và trình bày cùng các nhà đầu tư tiềm năng. Với một bản kế hoạch tốt, bạn sẽ có thể chứng minh rằng khách sạn của bạn có khả năng sinh lợi nhuận, từ đó sẽ thuyết phục các nhà đầu tư góp số tiền mà bạn cần. Bạn có hai lựa chọn để huy động vốn, thông thường là kết hợp cả hai lựa chọn.
Ngân hàng là lựa chọn không bao giờ bạn nên bỏ qua trong kế hoạch huy động vốn thành lập doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể vay tiền ngân hàng với thời hạn vài tháng hoặc vài năm, tùy vào hình thức vay. Điều này có thể giúp bạn trang trải các chi phí mở khách sạn và chi phí hoạt động trong vài tháng đầu.
Nguồn vốn từ các nhà đầu tư cá nhân. Họ có thể là bạn bè, gia đình hoặc các chủ doanh nghiệp khác quan tâm đến việc đầu tư. Đảm bảo xác định rõ với các nhà đầu tư rằng hoặc là họ cho bạn vay vốn và sau đó bạn sẽ trả lại kèm với lãi suất, hoặc là họ thực sự đầu tư vào doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể lập bản thỏa thuận nêu rõ các điều khoản và đem đi công chứng để đề phòng các vấn đề phát sinh sau này.

Sau khi đã hoạt động kinh doanh, bạn cần quản lý tài chính doanh nghiệp của mình tốt nhất? Bạn sẽ cần chú ý và cần nhất điểm dưới đây ?

Ngay khi bạn mở khách sạn hoàn thiện, mọi thứ trơn tru và đi vào hoạt động, bạn vẫn phải nhớ rằng đó là sự đầu tư tài chính. Trừ khi khách sạn quá nhỏ, hoặc bạn được đào tạo chuyên ngành kế toán, thông thường bạn cần một kế toán để giúp quản lý tài chính. Tất cả các khách sạn, dù là nhỏ, cũng đều có các chi phí cần tính đến như lương nhân viên, chi phí tiện ích, tiền thuê mặt bằng, chi phí cho các thiết bị và tiền thuế. Nhân viên kế toán sẽ giúp bạn theo dõi những tính toán phức tạp trong việc quản lý tài chính khách sạn và đảm bảo an toàn cho tương lai tài chính của bạn.
Nguồn kế toán phù hợp cho bạn đó là: Sự giới thiệu thường là cách tốt nhất để tìm một kế toán tin cậy. Bạn có thể hỏi một số chủ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương để biết kế toán của họ là ai và họ có hài lòng với công việc của nhân viên đó không. Bạn cũng có thể chú ý các sự kiện giới thiệu mạng lưới tuyển dụng dành cho các chủ doanh nghiệp nhỏ do phòng thương mại địa phương tổ chức, nơi mà bạn có thể kết nối với các kế toán viên tiềm năng.

Sắp xếp cuộc hẹn với các kế toán viên tiềm năng. Hầu hết các kế toán viên đều chấp nhận một cuộc gặp miễn phí với khách hàng tiềm năng để giới thiệu bản thân. Khi đã thu thập được một danh sách các ứng viên, bạn hãy hẹn gặp để thảo luận về kinh nghiệm cũng như trình độ của họ và xác định xem họ có phù hợp với công việc kinh doanh của bạn không hoặc có thể lựa chọn dịch vụ kế toán thuế trọn gói hỗ trợ bạn vấn đề này.

Xác nhận và đánh giá kế toán: Tìm hiểu xem họ có kinh nghiệm làm việc trong ngành khách sạn không. Khách sạn là ngành kinh doanh đặc biệt đòi hỏi kiến thức đặc thù. Sẽ là lý tưởng nếu ứng viên của bạn đã từng làm việc trong khách sạn, tốt nhất là khách sạn tư nhân. Điều này sẽ đảm bảo rằng người đó có kinh nghiệm trong các tình huống mà bạn có thể gặp phải.
Xác định độ tin cậy của ứng viên. Ngoài kinh nghiệm của ứng viên, bạn cũng cần một nhân viên có thể làm việc lâu dài. Nếu người đó đến muộn, không gọi điện lại hoặc làm việc cẩu thả thì dù có nhiều kinh nghiệm, anh ta cũng không phải là cộng sự tốt của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng tạo dựng một mối quan hệ tốt với một cộng sự có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp.

Trên đây là những tư vấn về pháp lý cũng như chia sẻ kinh nghiệm cần có khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này, Mọi vướng mắc chưa có giải đáp hãy liên hệ với Việt Luật theo cách thức như sau:

– Tổng đài tư vấn 24/7

– Hotline tư vấn – 0965 999 345

– Kênh giao tiếp online khác như zalo, facebook, viber, whatapp, skype….

Như vậy Việt Luật đã tư vấn đầy đủ thông tin liên quan đến điều kiện kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. Khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn kỹ hơn có thể liên hệ với Việt Luật để biết thêm chi tiết cụ thể.

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ