Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty tư vấn Việt Luật tư vấn hỗ trợ và dịch vụ giấy chứng nhận vsattp trọn gói với chi phí dịch vụ thấp nhất. Mời khách hàng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ được thông tin cụ thể.
Nội dung bài viết
Khái quát về an toàn thực phẩm
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm thì an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh không được gây hại đến tính mạng, sức khỏe con người.
– An toàn thực phẩm được thực hiện dựa trên các bằng chứng khoa học về an toàn. Bằng chứng khoa học là các tài liệu, thông tin, các công trình NCKH được cơ quan nhà nước nghiệm thu, được công bố trong nước và nước ngoài hoặc các số liệu, tài liệu về y học được công bố trên các ấn bản khoa học, được áp dụng để đối chiếu mức độ an toàn của thực phẩm.
– Công bố tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm hay còn gọi là là công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định bởi chất lượng sản phẩm không những tạo thương hiệu của nhà sản xuất, kinh doanh mà còn tạo niềm tin đối với khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm chất lượng và đạt độ an toàn đối với tính mạng của khách hàng.
– Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết trước khi đưa thực phẩm ra thị trường tiêu thụ vậy mới có câu hỏi tại sao phải có giấy phép VSATTP
Các sản phẩm phải công bố tiêu chuẩn vệ sinh ATTP bao gồm các sản phẩm là thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm được kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam và các sản phẩm liên quan đến ATTP như dụng cụ và bao bì tiếp xúc với thực phẩm.
Các ngành nghề kinh doanh cần phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Sở y tế các tỉnh thành phố có thẩm quyền cấp đối với các trường hợp được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh :
Các nhà hàng, bếp ăn tập thể có qui mô từ 200 người ăn trở lên; các dịch vụ ăn uống từ các khu công nghiệp, siêu thị, chợ, bệnh viện; các khu du lịch do thành phố quản lý, các khách sạn một sao trở lên và các trường học từ THPT trở lên.
UBND quận, huyện cấp đối với các trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :
Các cửa hàng ăn, các căng tin, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn không thuộc diện thành phố cấp giấy chứng nhận; trường THCS trở xuống; các khu du lịch, chợ và bệnh viện do quận, huyện quản lý.
UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh như :
Các hộ gia đình, các quán ăn, quầy bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay trong ngày, các chợ, khu du lịch do phường, xã quản lý, các trường tiểu học, mầm non không thuộc diện quản lý của cấp trên…
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
– Chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe, được tập huấn kiến thức về VSATTP, được cơ quan y tế thẩm định điều kiện VSATTP.
Dịch vụ xin giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
Dịch vụ xin giấy chứng nhận công bố thực phẩm tại Việt Luật sẽ bao gồm các phần sau đây:
Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận điều kiện VSATTP
- Hồ sơ cần cung cấp và yêu cầu:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã ngành hoạt động (chứng thực)
- Hợp đồng, Hóa đơn, chứng từ nguồn gốc của nguyên liệu, gia vị, phụ gia, thực phẩm, bao bì vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
- Giấy khám sức khỏe của nhân viên sản xuất và chủ cơ sở (có xét nghiệm, bản gốc);
- CMND/CCCD của nhân viên sản xuất và chủ cơ sở (chứng thực)
- Giấy chứng nhận ATTP, Giấy kiểm nghiệm thực phẩm, Bản tự công bố sản phẩm của nhà cung cấp nguyên liệu, gia vị, phụ gia, thực phẩm, bao bì vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
- Hóa đơn điện, nước tháng gần nhất; Hợp đồng thuê nhà;
Lưu ý: Địa chỉ trên Hóa đơn điện, nước – HĐ thuê nhà – Giấy phép kinh doanh phải khớp nhau
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định
- Sơ đồ mặt bằng cơ sở (bản vẽ)
Các thông tin gồm:
– Công suất thiết kế/kinh doanh: ……(sản xuất/kinh doanh khoảng bao nhiêu kg, bao nhiêu sản phẩm/ngày?)
– Tổng diện tích các khu vực sản xuất kinh doanh: …. m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: …..m2
+ Khu vực sơ chế, chế biến:…m2
+ Khu vực đóng gói sản phẩm……m2
+ Khu vực bảo quản nguyên liệu, thành phẩm……. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác:……..m2
+ Khu vực khác …… m2
- Điền thông tin vào bảng sau:
- Trang thiết bị sử dụng:
TT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Tổng công suất (kW) Năm bắt đầu sử dụng 1 2 3 - Sản phẩm sản xuất, kinh doanh:
TT Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh
Nguyên liệu/sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì Tên nguyên liệu chính Nguồn gốc/ xuất xứ 1. 2. 3. 4. - Danh sách chủ cơ sở, nhân viên
TT Họ và Tên Nam Nữ Năm sinh Số CMTND Ngày, tháng, năm cấp Nơi cấp 1 2 3
Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ Việt Luật sẽ tiến hành soạn hồ sơ xin giấy Chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho khách hàng;
- Đại diện lên Bộ y tế nộp hồ sơ, Cục VSATTP, Chi cục VSATTP … xin giấy Chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng;
- Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có);
Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ Công ty tư vấn Việt Luật vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan miễn phí .
Tư vấn pháp lý qua số điện thoại 0965 999 345
- Đăng ký vệ sinh ATTP cơ sở bán thực phẩm
- Đăng ký vệ sinh ATTP cửa hàng, quán ăn
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận vsattp tại Hà Nội, TPHCM. Khách hàng cần giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ với Việt Luật để được tư vấn cụ thể.
Công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ:
– Bản công bố sản phẩm theo mẫu do pháp luật quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
– Bản thông tin chi tiết về thực phẩm công bố. Có phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP đối với thực phẩm công bố trong vòng 12 tháng trước khi nộp hồ sơ. Phiếu kết quả này được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ nhận hoặc công nhận theo tiêu chuẩn ISO và các chỉ tiêu do Bộ Y tế ban hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
– Các số liệu, tài liệu, bằng chứng khoa học bằng bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền chứng minh công dụng thực phẩm hoặc các thành phần tạo nên công dụng đã công bố. Công dụng của thành phần phải đảm bảo liều lượng sử dụng hàng ngày phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó.
– Bản sao hợp lệ, có xác nhận của chủ thể có thẩm quyền Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bản sao xác nhận việc thực hành sản xuất tốt đối với thực phẩm trong nước bảo vệ sức khỏe, được áp dụng từ 01/07/2019.
– Quy trình sản xuất và bản thuyết minh quy trình sản xuất thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn và đạt chất lượng theo quy định.
– Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để tránh xảy ra các tranh chấp về nhãn hiệu và hành vi vi phạm nhãn hiệu của mình.
Các tài liệu có trong hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm phải còn hiệu lực tại thời điểm đăng ký và phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch có công chứng.
Trình tự công bố
– Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký công bố tiêu chuẩn qua mạng điện tử hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Tùy thuộc vào các loại thực phẩm khác nhau thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ là khác nhau, bao gồm: Bộ Y tế, cơ quan do UBND cấp tỉnh chỉ định,
– Trong thời gian 07 ngày kể từ nhận nhận đủ hồ sơ công bố thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối cấp thì phải yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Việc yêu cầu chỉ được thực hiện 01 lần.
Các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định về phí và lệ phí.
Việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh ATTP là điều kiện bắt buộc đối với một số thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, phải tuân theo những điều kiện, trình tự theo quy định. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy liên hệ đến để được chuyên viên tư vấn miễn phí những thắc mắc của bạn.
Để thực hiện tốt các công việc trên cần đến sự hợp tác tích cực và triệt để của quý khách hàng trong việc cung cấp đầy đủ và chính xác các tài liệu, thông tin, số liệu. Đồng thời, chúng tôi luôn trao đổi trực tiếp và đầy đủ các vấn đề phát sinh, đề xuất hướng giải quyết, tư vấn cụ thể từng giải pháp để quý khách hàng cân nhắc, lựa chọn. Trên cơ sở đó, VietLaw sẽ thực hiện các thao tác nghiệp vụ chuyên môn theo sự thống nhất với khách hàng.