Thành lập công ty thời trang

Khi đời sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người cũng có sự thay đổi. Không còn dừng lại ở đủ ăn đủ mặc mà nhu cầu hiện nay là ăn ngon mặc đẹp. Vậy nên, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thời trang trở thành một lĩnh vực được quan tâm hơn bao giờ hết. Thành lập công ty thời trang là bước khởi đầu vô cùng quan trọng để nắm bắt xu thế chung và kiếm được lợi nhuận từ ngành này. Việt Luật xin gửi đến quý khách hàng và bạn đọc bài viết “Thành lập công ty thời trang”.

thanh-lap-cong-ty-thoi-trang

Điều kiện thành lập công ty thời trang

Để quá trình thành lập công ty thời trang được thuận lợi, quý khách hàng cần chuẩn bị các điều kiện liên quan sau:

Loại hình doanh nghiệp:  Công ty thời trang có thể lựa chọn một trong các loại hình công ty: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu nhược điểm riêng. Nếu quý khách hàng chưa biết lựa chọn loại hình nào phù hợp với điều kiện về cơ cấu thành viên cũng như mong muốn khác, Việt Luật sẽ tư vấn cho quý khách hàng để có được phương án tốt nhất.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Căn cứ vào quyết định 27/2018/QĐ-TTg, quy khách có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với định hướng hoạt động của mình. Các mã ngành nghề liên quan đến thời trang có thể kể đến như: Mã 1410 – May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); Mã 1420 – Sản xuất sản phẩm từ da lông thú, Mã 1430 – Sản xuất sản phẩm từ da lông thú; Mã 1430 – Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc; Mã 4641- Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép; Mã 4771 – Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

– Lựa chọn tên doanh nghiệp: Vì là quy định chung nên việc đặt tên công ty thời trang cũng phải gồm hai thành tố là loại hình và tên riêng theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quý khách hàng cũng có thể bổ sung thêm ngành nghề hoạt động vào tên công ty để dễ dàng nhận diện và xác định ngành nghề công ty nhắm đến. Nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang thường có xu hướng chọn những cái tên nước ngoài làm tên công ty để gây ấn tượng với người tiêu dùng nhưng dù là tên gì cũng phải tuân thủ quy định pháp luật

– Người đại diện theo pháp luật: Đối với loại hình công ty tư nhân và công ty hợp danh thì chủ công ty tư nhân, thành viên hợp danh buộc phải là người đại diện theo pháp luật. Còn đối với loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH thì người đại diện thường là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc có thể thuê người đại diện pháp luật.

– Vốn điều lệ: Thành lập công ty thời trang không có quy định về mức vốn pháp định, mức vốn điều lệ của công ty thời trang do chủ sở hữu quyết định.

– Trụ sở kinh doanh: Trụ sở chính của công ty thời trang không được đăng ký tại chung cư và nhà tập thể vì nhà chung cư và nhà tập thể theo Luật Nhà ở 2014 chỉ sử dụng vào mục đích để ở, không phục vụ cho mục đích kinh doanh. Trụ sở kinh doanh có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quốc gia; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

>> Xem thêm: Thành lập công ty tư vấn du học giá rẻ

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Luật

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn và ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng có nhu cầu thành lập công ty thời trang tại Việt Luật.

Bước 2: Việt Luật sẽ soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty thời trang theo yêu cầu của khách hàng, gửi khách hàng kiểm tra và ký xác nhận vào hồ sơ

Bước 3: Công ty sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty thời trang đặt trụ sở, lấy kết quả và thanh lý hợp đồng dịch vụ giữa khách hàng với công ty. Kết quả trả cho quý khách sẽ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc danh sách thành viên đối với công ty tnhh
  • Con dấu công ty;
  • Biển công ty
  • Biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ.

Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi thành lập công ty thời trang

Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị giấy tờ pháp lý: CMND/CCCD/ Hộ chiếu của các thành viên công ty, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức

Còn những giấy tờ liên quan đến thành lập công ty sẽ do Việt Luật soạn thảo cho quý khách như:

+ Giấy đề nghị thành lập

+ Dự thảo điều lệ công ty (công ty cổ phần; công ty TNHH hai thành viên; công ty TNHH một thành viên; công ty hợp danh)

+ Danh sách thành viên (công ty cổ phần; công ty TNHH hai thành viên; công ty hợp danh)

+ Giấy ủy quyền của khách hàng cho Việt Luật

Công việc phải làm ngay sau khi thành lập công ty thời trang

  1. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty thời trang cần đặt và treo biển công ty tại trụ sở công ty, nếu không tiến hành treo biển hoặc không hoạt động tại địa chỉ công ty khi cán bộ Thuế xuống kiểm tra sẽ bị khóa mã số thuế, phạt tiền.
  2.  Mở tài khoản ngân hàng của công ty để dùng trong các hoạt động của công ty và thông báo tài khoản ngân hàng nói trên với chi cục quản lý thuế. Việc mở tài khoản ngân hàng công ty được dùng để thanh toán các khoản thuế của doanh nghiệp hoặc các hoạt động khác của công ty.
  3. Mua chữ ký số để thay thế chữ ký viết tay trong các văn bản điện tử của công ty như tờ khai thuế môn bài, thuế VAT, kê khai hải quan…
  4. Đăng ký nộp thuế điện tử, hiện nay nhà nước đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp thuế bằng hình thức thuế điện tử. Nên sau khi thành lập doanh nghiệp phải nhanh chóng đăng ký nộp thuế để tránh bị phạt tiền hoặc đóng mã số.
  5. Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài. Sau khi đã mua chữ ký số khách hàng cần dùng chữ ký số cho soạn thảo tờ khai thuế môn bài và nộp bằng hình thức điện tử sau khi đã được chấp thuận khách hàng sẽ dùng chữ ký số nộp thuế điện tử theo bậc thuế môn bài khi thành lập và cho những lần nộp thuế môn bài tiếp theo.
  6. Phát hành hóa đơn điện tử. Việc sử dụng hóa đơn điện tử phải được cơ quan thuế chấp thuận, nên phải làm hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử mới có thể sử dụng hóa đơn. Trước khi làm hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử phải có mẫu hóa đơn và phần mềm hóa đơn điện tử. Việt Luật cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử New – invoice đi theo số hóa đơn khách hàng đăng ký, khách hàng có thể tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

Kinh nghiệm thành lập công ty thời trang

  • Khi thành lập công ty nên chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín để nhận được tư vấn chính xác nhất.
  • Tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Việc tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên nhằm
  • Lấy chi phí hóa đơn đầu vào. Nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua vào bán ra thì doanh nghiệp sẽ cần lấy các hàng hóa đầu vào như, hóa đơn quần áo, váy chi phí văn phòng, cửa hàng, Chi phí lương cho nhân viên, quản lý, giám đốc, chi phí tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên chi phí điện nước,…vv và các chi phí khác.
  • Tra cứu thực hiện kê khai tờ khai báo cáo thuế đúng thời gian quy định.

Trên đây là toàn bộ thông tin của Việt Luật cung cấp liên quan đến thủ tục thành lập công ty thời trang. Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Liên hệ với Việt Luật:

Công ty tư vấn Việt Luật

SĐT: 0985 989 256/ 0965 999 345

Email: congtyvietluathanoi@gmail.com

Chia sẻ bài viết:
Trụ sở Hà Nội
Văn phòng Tp.HCM

HOTLINE 0968.29.33.66 LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ